Đình Khương Hạ (đình Gừng) là một ngôi đình cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa Việt Nam. Với lối kiến trúc độc đáo, ngôi đình không chỉ là biểu tượng tâm linh của người dân địa phương mà còn là điểm đến hấp dẫn với những ai muốn khám phá nét đẹp truyền thống của đất nước.
Đôi nét về lịch sử đình Khương Hạ
Đình Khương Hạ tọa lạc tại số 4 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đình nằm cách trung tâm thành phố khoảng 9km về phía Tây Nam.

Theo thần tích và bản sắc phong, Đình Khương Hạ được xây dựng vào thế kỷ XVII, thờ Thành hoàng làng Lê Dương Vệ – danh tướng cuối đời Lê Sơ đã có nhiều công lao phò Lê, chống Mạc. Vào năm 1993, đình Khương Hạ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Kiến trúc và nghệ thuật đình Khương Hạ
Đình Khương Hạ (đình Gừng) được xây dựng theo trục trung tâm, quay về hướng Đông Nam. Cổng chính của đình hướng ra đường làng (nay là phố Khương Hạ). Kiến trúc tổng thể của đình bao gồm nhiều lớp: Nghi môn, sân đình, tả hữu mạc, tiền tế, đại đình và hậu cung. Trong đó:
- Nghi môn: Gồm bốn trụ biểu đắp bốn chim phượng chụm đuôi, trên hai cổng phụ có đôi nghê chầu. Từ cổng chính đi vào có tượng đôi voi đứng được tạc bằng đá xanh với kích thước to gần bằng voi thật.
- Sân đình: Rộng rãi, lát gạch đỏ, hai bên có tả hữu mạc.
- Tòa đại đình: Được đặt trên nền đất cao có kiến trúc liên kết với nhà tiền tế. Mái đình lợp ngói ta, trên đắp hình lưỡng long chầu mặt trời.
- Nhà tiền tế: Gồm năm gian hai dĩ, là nơi đặt bàn thờ và là nơi diễn ra các hoạt động tế lễ của dân làng.
- Hậu cung: Nơi thờ Thành hoàng làng Lê Dương Vệ.

Hiện nay, Đình Khương Hạ còn lưu giữ được nhiều di vật quý mang giá trị lịch sử cao, đồng thời thể hiện tài hoa và tâm huyết của người xưa như:
- Một tấm bia Khương Hạ học đường được dựng năm Bảo Đại thứ 8 (năm 1933).
- Sáu tấm bia đá ở tường nhà tả mạc.
- Một nhang án gỗ được chạm rồng, hổ phù, mây.
- Một long ngai, bài vị.
- Một khám thờ.
- Hai bức đại tự.
- Hai mươi mốt đạo sắc phong có niên đại từ năm Đức Long thứ 5 (năm 1633) đến năm Khải Định thứ 9 (năm 1924).

Lễ hội đình Khương Hạ: Nét đẹp truyền thống của lòng tự hào dân tộc
Lễ hội đình Khương Hạ được tổ chức hằng năm từ ngày 11-13/2 âm lịch. Cứ ba năm một lần, vào các năm Tý, Ngọ, Mão và Dậu, lễ hội được tổ chức trọng thể với quy mô lớn (được gọi là lễ Trọng). Những năm còn lại, dân làng sẽ tổ chức hội lệ với các hoạt động truyền thống.
Lễ hội đình Khương Hạ là dịp để người dân tưởng nhớ, thể hiện lòng biết ơn đối với Thành Hoàng làng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để gắn kết cộng đồng, tăng cường tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Lễ hội đình Khương Hạ bao gồm hai phần:
- Phần lễ: Là các nghi thức trang trọng như lễ rước kiệu, lễ tế Thành Hoàng làng, lễ dâng hương,… nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn của người dân đối với các bậc tiền nhân.
- Phần hội: Diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc, thu hút đông đảo người dân tham gia và cổ vũ.

Các hoạt động chính trong phần hội tại đình bao gồm:
- Khai mạc lễ hội theo các nghi thức truyền thống.
- Biểu diễn sinh tiền, trống hội và thi đấu cờ tướng.
- Biểu diễn dưỡng sinh và thi đấu bóng chuyền hơi.
- Tổ chức Hội chợ quê với sự tham gia của 10 chi hội Phụ nữ các địa bàn dân cư và Đoàn thanh niên phường, giới thiệu các món ăn độc đáo của dân tộc, cùng các trò chơi dân gian như ném còn, nhảy bao bố, bịt mắt đập niêu,…
- Múa trống hội và múa sính tiền.

Hướng dẫn di chuyển đến đình Khương Hạ thuận tiện
Từ trung tâm thành phố Hà Nội, du khách dễ dàng di chuyển đến đình Khương Hạ theo nhiều phương tiện khác nhau như:
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Đến đình Khương Hạ bằng xe máy, ô tô cá nhân là cách di chuyển chủ động về thời gian và linh hoạt khi đến nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, cách thức này có thể gặp khó khăn trong việc tìm nơi đỗ xe uy tín, đặc biệt là vào ngày lễ hoặc cuối tuần.
Nếu xuất phát từ hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể đi theo đường P. Bà Triệu, Nguyễn Đình Chiểu, Vành Đai 1, rẽ trái vào Giải Phóng đi Nguyễn Trãi. Từ đây, bạn lái xe đến Đ. Khương Đình, điểm đến nằm ở số 04 P. Khương Hạ (bên tay trái). Tổng thời gian di chuyển ước tính khoảng 23 phút, tùy tình trạng giao thông.

Di chuyển bằng xe dịch vụ
Nếu bạn không có xe riêng, không muốn lái xe hoặc lo lắng về việc tìm đường và đỗ xe, thì đi xe dịch vụ là một lựa chọn tuyệt vời. Theo đó, Xanh SM là một giải pháp di chuyển hiện đại, mang lại trải nghiệm 5 sao mà bạn có thể cân nhắc.
Dù bạn đi một mình hay theo nhóm đông người, Xanh SM có sẵn các phương tiện đáp ứng, từ xe hai bánh linh hoạt đến xe bốn bánh rộng rãi, thoải mái cho đoạn đường dài. Ngoài ra, với hệ thống camera an ninh 360 độ và GPS chuẩn xác, bạn có thể hoàn toàn yên tâm trên mọi hành trình.

Để đặt xe Xanh SM rất đơn giản, bạn có thể tùy chọn 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Gọi tổng đài Xanh SM qua số hotline 1900 2088 để được hỗ trợ đặt xe nhanh chóng.
- Cách 2: Cài đặt, mở ứng dụng Xanh SM trên điện thoại, nhập thông tin điểm đón, điểm đến là “04 Khương Hạ” hoặc “Đình Khương Hạ”, chọn phương tiện phù hợp và xác nhận đặt xe.
Mẹo nhỏ: Đừng quên vào mục “Ưu đãi” trước khi xác nhận đặt xe để áp dụng các voucher giảm giá độc quyền cho người dùng (nếu có).

FAQ – Mọi người cũng hỏi về đình Khương Hạ
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về đình Khương Hạ mà bạn có thể quan tâm.
Đình Khương Hạ thờ ai?
Đình Khương Hạ thờ Thành Hoàng làng Lê Dương Vệ – danh tướng thời Lê Sơ đã có nhiều công lao phò Lê, chống Mạc. Trải qua các đời vua Lê, Tây Sơn, Nguyễn, ngài đều được ban sắc phong và được nhân dân nơi đây thờ phụng.
Đình Khương Hạ có vai trò gì trong cộng đồng địa phương?
Đình Khương Hạ không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và giáo dục cho người dân về tinh thần đoàn kết và lòng tự hào dân tộc.
Đình Khương Hạ có những đặc điểm kiến trúc nào nổi bật?
Đình Khương Hạ (đình Gừng) được xây dựng theo trục trung tâm, quay về hướng Đông Nam với các nét nghệ thuật mang đậm kiến trúc thời Hậu Lê – Nguyễn.
Đình Khương Hạ là một di tích lịch sử – văn hóa quý báu, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để đến tham quan ngôi đình cổ kính này, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển khác nhau, trong đó Xanh SM là một gợi ý đáng cân nhắc!
Xem thêm: