Đền Bà Chúa ở Cổ Nhuế – Nơi thờ công chúa Túc Trinh

Đền Bà Chúa là một trong những ngôi đền linh thiêng ở Hà Nội, nơi thờ công chúa Trần Khắc Hãn (Tức công chúa Túc Trinh). Đền Bà Chúa có không gian thoáng đãng, toà tiền đế của ngôi đền được xây dựng theo kiến trúc thời nhà Nguyễn với năm gian, xung quanh được bao kín bởi tường gạch.

Đền Bà Chúa ở đâu? Cách di chuyển

Đền Bà Chúa là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia, nằm ở địa chỉ Thôn Viên, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Đền thờ Công chúa Túc Trinh (Công chúa Trần Khắc Hãn), người con thứ tư của vua Trần Thánh Tông.

Công chúa Túc Trinh có công trong việc khai hoang, lập ấp, phát triển kinh tế vùng Kẻ Noi (vùng đất hoang phía Tây kinh thành Thăng Long) nên sau khi bà mất, người dân thôn Viên đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của bà. Hàng năm, người dân đều tưởng nhớ và làm lễ giỗ cho bà trong ba ngày từ 30/7 – 2/8 Âm lịch.

Đền Bà Chúa nằm ở đường Cổ Nhuế, Hà Nội
Đền Bà Chúa nằm ở đường Cổ Nhuế, Hà Nội (Ảnh: Google Maps)

Để đến Đền Bà Chúa, du khách có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng hoặc dịch vụ đặt xe công nghệ, cụ thể:

Phương tiện cá nhân

Với phương tiện cá nhân, du khách có thể đến Đền Bà Chúa từ bốn hướng:

  • Hướng 1: Từ đường Phạm Văn Đồng rẽ phải vào đường Cổ Nhuế.
  • Hướng 2: Thẳng trục đường Đức Thắng đi sang đường Cổ Nhuế.
  • Hướng 3: Từ đường Nguyễn Đình Tứ rẽ trái vào đường Cổ Nhuế.
  • Hướng 4: Từ đường phố Viên rẽ phải vào đường Cổ Nhuế.

Phương tiện công cộng

Du khách có thể di chuyển bằng phương tiện công cộng như xe buýt hoặc tàu điện ngầm để đến Đền Bà Chúa. Tuy nhiên, cả hai phương tiện này đều không đi qua cửa Đền mà chỉ dừng ở các điểm xe buýt cách từ 300 – 600m. 

  • Các tuyến xe buýt tham khảo: 28, 31, 09A, 35A, 38, 46.
  • Tàu điện ngầm số 3.

Xe điện Xanh SM

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng gặp một số vấn đề như cần tìm chỗ đỗ xe, gửi xe , đổi tuyến xe buýt và đi bộ từ bến đỗ xe buýt đến Đền thì lựa chọn phương tiện xe công nghệ là lựa chọn tối ưu nhất.

Xanh SM là một trong những dịch vụ đặt xe công nghệ nhanh chóng, tiện lợi mà du khách có thể tham khảo. Có hai cách để có thể đặt xe của Xanh SM:

  • Cách 1: Tải ứng dụng Xanh SM trên điện thoại từ kho ứng dụng App Store hoặc Google Play.
  • Cách 2: Gọi điện tới tổng đài 1900 2088 để đặt xe.

Với cách đặt xe qua ứng dụng, khách hàng có thể chủ động đặt xe từ điểm đón của mình, theo dõi lộ trình di chuyển của xe, nhận được voucher giảm giá từ kho Ưu đãi của Xanh SM. 

Đặt ngay Xanh SM để tận hưởng những chuyến đi êm ái và nhiều khuyến mãi hấp dẫn
Đặt ngay Xanh SM để tận hưởng những chuyến đi êm ái và nhiều khuyến mãi hấp dẫn (Ảnh: Xanh SM)

Lịch sử ngôi đền

Để ghi nhận công lao khai hoang lập ấp, phát triển khu vực Kẻ Noi thành vùng kinh tế trù phú đời nhà Trần, dân làng đã xây dựng đền thờ cùng mộ chí, khắc bia tưởng niệm công chúa Túc Trinh. 

Đền Bà Chúa thôn Viên được xây dựng từ bao giờ chưa tìm được tư liệu chính xác để xác định. Chỉ biết rằng dân làng đã nhiều lần tu sửa, quá trình xây dựng và tu sửa di tích qua các năm được hai tiểu ban quản lý di tích lịch sử văn hoá của Tổ dân phố Viên và Yên Nội phối hợp sưu tầm dựng bia tại Đền thờ bà Chúa. Trong đó:

  • Lần tu sửa đầu tiên là vào năm 1888.
  • Lần thứ 2 vào năm 1945 (sửa lại hai cung và làm mới nhà đại tế).
  • Lần thứ 3 vào năm 1994, nhân dân góp sức sửa chữa đề, tu tạo lại mộ Chúa. 
  • Lần thứ 4 vào năm 2007, nhà nước cấp kinh phí làm mới lại toàn bộ ngôi đền, làm nhà khách 7 gian và cải tạo ao sen. 
  • Lần thứ 5 vào năm 2014, nhân dân công sức và làm mới hai nhà Tả – Hữu Mạc. 
Tấm bia ghi lại lịch sử của Đền Bà Chúa
Tấm bia ghi lại lịch sử của Đền Bà Chúa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc Đền Bà Chúa Cổ Nhuế

Đền Bà Chúa nằm trong cụm di tích gồm đình, chùa thôn Viên được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa năm 1993. Đền có khuôn viên rộng rãi, bao quanh là tường xây bằng gạch đỏ, cổng chính hướng Đông – Nam được xây dựng khá đơn giản.

Bước vào đền là nhà Tam quan,qua Tam quan là một chiếc sân rộng, tiếp đến là toà Tiền tế và Hậu cung. Toà Tiền tế được xây năm gian, tưởng kiểu hồi bít đốc, nóc kiểu giá chiêng kẻ chuyền. Tòa Hậu cung xây theo kiểu giá chiêng kéo chốn cột, giữa gian nhà có khám thờ đặt tượng của công chúa và thị nữ.

Đền Bà Chúa có kiến trúc cổ kính từ thời nhà Trần
Đền Bà Chúa có kiến trúc cổ kính từ thời nhà Trần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lễ giỗ Bà Chúa

Lễ giỗ Bà Chúa được tổ chức hàng năm từ ngày 30/7 – 2/8 Âm lịch với sự tham gia đông đảo của người dân và chính quyền địa phương phường Cổ Nhuế. Theo đó, ngày 30/7 Âm lịch sẽ làm lễ mở đền, ngày mùng 1 và mùng 2/8 Âm lịch sẽ làm lễ cúng Phật tại chùa An Linh, sau đó về đền Chúa làm lễ khai quang.

Các điểm tham quan gần Đền Bà Chúa

Du khách đến tham quan Đền Bà Chúa có thể kết hợp khám phá thêm các địa điểm sau: 

  • Công viên Hòa Bình (cách khoảng 2,8km): Nằm ngay trên trục đường Phạm Văn Đồng, gây ấn tượng với cổng chính thiết kế hình chim hạc, chính giữa công viên là tượng đài Hòa Bình cao 7,3 mét, được làm bằng 20 tấn đồng. Đây được xem là địa điểm vui chơi giải trí cho người dân thủ đô. 
  • Chùa Giàn (cách khoảng 3,5km): Chùa Giàn (Tên chữ là Thiên Phúc Tự) nằm ở làng Xuân Đỉnh được xây dựng từ thế kỷ XVIII. Chùa gây ấn tượng với du khách bởi ngôi bảo tháp cao tới 12 tầng và các bức tường được xây bằng đá chạm khắc nổi hình tượng 500 vị La Hán.
  • Chùa Yên Nội (cách khoảng 5,6km): Nằm ở phường Liêm Mạc, quận Bắc Từ Liêm, chùa Yên Nội là ngôi chùa được công chúa Túc Trinh (tức công chúa Trần Nguyên Hãn) xây dựng.
  • Chùa Văn Trì (cách khoảng 6,4km): Chùa Văn Trì thuộc phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm được được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ nhất (1740). Chùa giữ được 40 pho tượng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. 
Sân chùa Vân Trì
Sân chùa Vân Trì (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Đền Bà Chúa

Những câu hỏi mà nhiều người cùng quan tâm về đền bà Chúa:

Đền Bà Chúa Cổ Nhuế thờ ai?

Đền Bà Chúa thờ công chúa Trần Khắc Hãn (công chúa Túc Trinh), người con thứ tư của vua Trần Thánh Tông. Bà có công chiêu tập dân nghèo khai khẩn đất hoang, lập điền trang, phát triển kinh tế vùng Cổ Nhuế xưa.

Đền được xây dựng từ thời nào?

Đền được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng và đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo.

Lễ hội Đền Bà Chúa diễn ra vào thời gian nào?

Lễ giỗ Bà Chúa hàng năm được tổ chức tại đền trong 3 ngày từ 30/7 – 2/8 âm lịch với sự tham gia của đông đảo người dân và chính quyền địa phương Quận Nam Từ Liêm.

Đền Bà Chúa là nơi thờ và tưởng nhớ công ơn của công chúa Túc Trinh vì đã giúp dân, giúp nước trong những năm tháng đầy khó khăn. Đây là di tích lịch sử – văn hoá cần được bảo tồn và là điểm đến tâm linh của mỗi người con đất Việt. 

Xem thêm: 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây