Khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long nằm trên đường 18 Hoàng Diệu. Nơi đây gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh xưa từ thời tiền Thăng Long đến sự phát triển dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
Sơ lược về khu khảo cổ Hoàng Thành thăng Long
- Địa chỉ: 18 Hoàng Diệu, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
- Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00.
- Giá vé (nếu có):
- Người lớn: 100.000 đồng/lượt/khách.
- Đối tượng miễn phí vé: Trẻ em dưới 16 tuổi (hoặc dưới 1,3m), người khuyết tật đặc biệt nặng.
- Đối tượng giảm 50% phí vé: Người khuyết tật nặng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên từ 16 tuổi trở lên (có thẻ học sinh, sinh viên), người có công với cách mạng,…
- Thời gian không thu phí: Ngày 23/11 hàng năm.
Khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long được khai quật tại số 18 Hoàng Diệu vào năm 2002. Vị trí khảo cổ nằm cách nền điện Kính Thiên khoảng 100m về phía Tây, có diện tích khoảng 4,530ha và gồm 2 khu (A, B, C và D).
Khi tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm được rất nhiều đồ vật có giá trị như vật liệu trang trí bằng đất nung, đồ gốm sứ, cột gỗ, vật dụng nước ngoài, đồ sứ Trung Quốc, Tây Âu,… từ nhiều triều đại khác nhau như Lý, Trần, Lê,…
Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long – Cánh cửa dẫn lối về lịch sử ngàn năm
Từ khi được khai quật, khu khảo cổ đã lộ ra nhiều di tích và di vật phong phú. Nơi đây cho chúng ta thấy sự phát triển liên tục của lịch sử qua các triều đại ở Thăng Long – Hà Nội.
Khởi nguồn và ý nghĩa lịch sử
Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên kinh đô mới thành Thăng Long, đưa nơi đây trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất của đất nước.
Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc và Lê Trung Hưng, thành Thăng Long giữ vị trí “Quốc đô”, là nơi sinh sống của Vua, Hoàng tộc và là nơi cử hành các nghi lễ quan trọng của đất nước.
Năm 1802, nhà Nguyễn định đô ở Huế nên vai trò của kinh đô Thăng Long mới bị giải thể. Chỉ đến sau năm 1954, khu vực thành Thăng Long trở thành trụ sở làm việc của Bộ Quốc phòng. Nơi đây đã chứng kiến nhiều quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giành độc lập.
Những phát hiện khảo cổ quan trọng tại khu khảo cổ của Hoàng Thành Thăng Long
Tháng 12/2002, cuộc khai quật khảo cổ học diễn ra tại 18 Hoàng Diệu là cuộc khảo cổ lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay nhằm mục đích chuẩn bị xây nhà Quốc hội mới.
Tại đây, Viện khảo cổ học đã phân tích khu khảo cổ làm 4 phần, đặt tên là A, B, C và D. Tất cả các khu vực được khai quật đều đã phát hiện được rất nhiều loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau suốt 1300 năm.
Các lớp khảo cổ được phát hiện dần dần, cho thấy dấu ấn thời gian qua từng triều đại như:
Lớp dưới cùng
Hệ thống kiến trúc thuộc thời Tiền Thăng Long (thời An Nam đô hộ phủ hoặc Đại La). Lớp này gồm hệ thống các cột gỗ, nền móng kiến trúc, đường cống tiêu thoát nước, giếng nước, di vật gạch “Giang Tây Quân”, ngồi đầu ngói ống trai trí hình thú, mặt hề và nhiều đồ gốm từ thế kỷ 7 – 9.
Lớp trên kiến trúc thời Đại La
Phần này bao gồm các dấu vết kiến trúc từ thời Lý – Trần (thế kỷ 11 – 14) như hệ thống mặt bằng có các trụ móng sỏi kê chân cột, nền gạch, chân tảng đá hoa sen, sân gạch, đường cống thoát nước và các di vật trên mát. Một số dấu tích khác từ thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ 10) cũng được lưu giữ.
Lớp trên cùng
Lớp này gồm kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15 – 18) với dấu tích là nền kiến trúc gạch vồ, hệ thống giếng nước. Đặc biệt, nhà khảo cổ còn tìm được ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly trang trí rồng 5 móng dùng để lợp mái cung điện nhà vua, đồ sứ. Một số vị trí có dấu tích văn hóa thời Nguyễn (thế kỷ 19 – 20) nhưng không quá rõ ràng.
Khám phá các khu vực chính bên trong khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long
Kể từ khi được khai quật, khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long đã mở ra một bức tranh sống động về cuộc sống cung đình xưa qua các thời kỳ. Với những di tích, di vật còn sót lại, mỗi bước chân trong khu di tích là một hành trình trở về quá khứ, khám phá thêm nét đẹp của dân tộc.
Khu vực nền móng cung điện thời Lý – Trần
Dưới lòng đất khu di sản Hoàng Thành Thăng Long là quần thể nền móng kiến trúc Đại La, Lý, Trần, Lê,… cho đến thời Nguyễn. Trong đó, nền móng kiến trúc giai đoạn Lý – Trần được làm kiên cố, bền vững nhất vì đặt trực tiếp lên chân tảng đá chạm hoa sen để đỡ mái.
Bên cạnh đó, cột hiên nằm gần cấp nền, nên phần mái hiên nhô ra không nhiều. Theo GS Ueno (Nhật Bản) “Kiến trúc cung điện thời Lý có thể đã sử dụng đấu củng nhưng hiện tượng phần hiên không nhô ra nhiều cho thấy đấu củng thời Lý thuộc loại đơn giản”. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng thời Lý – Trần đã sử dụng kết cấu nóc kiểu giá chiêng như ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên), Bối Khê (Hà Nội) và chùa Dâu (Bắc Ninh).
Khu vực giếng nước cổ
Trong Hoàng cung, nhà vua thường cho đào giếng ở bất kỳ đâu để thuận tiện cho việc sinh hoạt hay chỉ đơn giản là phục vụ mục tiêu phong thủy. Chính vì thế, các nhà khảo cổ đã tìm được tới 26 giếng nước cổ chỉ trong khoảng diện tích khảo cổ 3,3ha ở số 18 Hoàng Diệu.
Chiếc giếng cổ nhất được phát hiện trong khu Hoàng thành Thăng Long là giếng Đại La từ thế kỷ 7 – 9. Lớp gạch phía trên giếng là gạch vồ thời Lý, cho thấy nhà Lý đã tận dụng những giếng nước có sẵn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong cung.
Vào thời Trần, giếng nước hầu hết được xếp chéo dạng xương cá để tăng độ bền chắc. Sang thời Lê, giếng nước được xếp bằng đá, gồm đá chân tảng, đá hộc hay đá phiến, giúp thanh lọc nước ngầm tốt hơn. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một số giếng nước có đường kính rất nhỏ chỉ dùng cho phong thủy.
Khu vực các hiện vật khảo cổ
Khu di tích đã phát lộ hàng triệu di vật, hiện vật cổ. Trong đó hầu hết là đồ gốm sứ, kim loại gắn liền với đời sống Hoàng cung. Nhiều hiện vật không chỉ do người Việt Nam sản xuất mà còn được mua về từ Trung Hoa, Tây Á, Nhật Bản. Một số mẫu hiện vật khảo cổ nổi tiếng tại khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long như:
Lá đề chim phượng
Trong số hàng nghìn hiện vật, lá đề chim phượng là hiện vật tiêu biểu nhất, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật và điêu khắc. Lá đề chim phượng gồm 2 phần, thân và bệ.
Phần thân có hình dáng giống lá cây bồ đề – Một loại cây biểu tượng cho Phật giáo. Hai mặt lá trang trí đôi chim phượng. Phía dưới lá tiếp giáp với bên có độ dày khoảng 8cm, cắt ngang uốn cong để khớp với ngói lớp bò nóc của mái.
Tượng đầu rồng thời Lý – Trần
Tượng đầu rồng là bộ phận trang trí ở vị trí com Kìm, thời Lý – Trần với hàm lý cầu công trình tránh được hỏa hoạn. Đầu rồng ở tư thế chuyển động, bờm và mào có nhiều khúc uốn lượn hướng về phía trước, má phình rộng và miệng mở to.
Ngoài các hiện vật trên, các nhà khảo cổ còn tìm được nhiều di vật, bảo vật khác từ khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long. Các di vật nằm đan xen với nhau, tạo nên “một cuốn sách lịch sử” sống động, hiếm có trên thế giới.
Giá trị của khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội
Khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long là di sản văn hóa lưu giữ những dấu ấn lịch sử và kiến trúc độc đáo qua nhiều triều đại. Đến đây, bạn có cơ hội khám phá thêm nhiều điều thú vị về văn hóa và lịch sử như:
Văn hóa và lịch sử
Hoàng Thành Thăng Long là nơi hội tụ tinh hoa của nền văn minh Đại Việt, bởi hiếm có thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại vẫn còn lưu giữ những cổ vật từ kinh đô cũ. Mỗi cổ vật lại cho chúng ta biết thêm về văn hóa, lịch sử nước nhà, giúp củng cố và phát triển câu chuyện lịch sử của dân tộc.
Qua mỗi lớp nền gạch, cổ vật, bức tranh lịch sử dần được hiện lên. Nhiều sự kiện lớn trong lịch sử, từ việc định đô của vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến các quyết sách quan trọng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 cũng gắn liền với nơi này.
Khoa học và khảo cổ học
Các cuộc khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long diễn ra hơn 13 năm, phát hiện không ít di tích, di vật quý giá. Các cổ vật cung cấp tư liệu về đời sống, văn hóa và kỹ thuật xây dựng của người Việt xưa.
Mỗi phát hiện như hệ thống cống thoát nước, giếng cổ, ngói hình rồng,… là minh chứng cho nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng tinh xảo của các triều đại. Nhiều cổ vật còn được liệt vào hàng Bảo vật quốc gia như Lá đề chim phượng, Bát sứ thấu quang,…
Hướng dẫn cách di chuyển đến Hoàng Thành Thăng Long để tham quan khu khảo cổ
Hoàng Thành Thăng Long thuộc trung tâm thành phố Hà Nội. Vì thế, việc di chuyển đến đây khá dễ dàng, bạn có thể sử dụng xe máy, ô tô, xe bus hoặc dịch vụ xe điện. Cụ thể:
- Di chuyển bằng xe máy, ô tô: Nếu bạn đi tự túc bằng xe máy hoặc ô tô, hãy đi từ các đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tri Phương, Yên Phụ hoặc Kim Mã. Thời gian di chuyển chỉ khoảng 10 – 15 phút (nếu không tắc đường).
- Di chuyển bằng xe bus: Bạn có thể đi xe bus theo tuyến số 18, 22A, 23, 45 và 50 với giá 7.000 – 20.000 đồng/vé để đến khu di tích.
- Di chuyển bằng dịch vụ xe điện Xanh SM: Xanh SM hiện cung cấp các dịch vụ di chuyển bằng xe 2 bánh và 4 bánh khắp Thủ đô, giúp bạn an tâm về chi phí, trải nghiệm êm ái mà vẫn an toàn và nhất là góp phàn bảo vệ môi trường.
>>> Để đặt dịch vụ di chuyển bằng xe điện Xanh SM, bạn chỉ cần tải app TẠI ĐÂY (Android và iOS) hoặc liên hệ hotline 1900 2088.
Một số địa điểm tham quan gần khu khảo cổ ở Hoàng Thành Thăng Long
Sau khi đã tham quan khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long, bạn có thể khám phá thêm nhiều điểm du lịch thú vị của Hà Nội gần đó như:
Cột cờ Hà Nội
- Địa chỉ: 28A Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
- Giờ hoạt động: 8:00 – 11:30 và 13:00 – 16:30 (Thứ Ba – Chủ Nhật).
Cột cờ Hà Nội là biểu tượng kiêu hãnh của Thủ đô nghìn văn văn hiến. Công trình gắn liền với biết bao thăng trầm của đất nước và là minh chứng cho ý chí kiên cường, lòng tự hào dân tộc qua các thời kỳ.
Phủ Chủ tịch
- Địa chỉ: 2 Hùng Vương, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội.
- Giờ hoạt động: 07:00 – 16:00.
Phủ Chủ tịch là nơi làm việc của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Việt Nam và là trụ sở của Văn phòng Chủ tịch nước. Tòa nhà sở hữu sắc vàng tươi sáng như “một viên ngọc quý” tô điểm thêm cho cảnh quan khu chính trị Ba Đình.
Hồ Tây
Hồ Tây là biểu tượng văn hóa, thiên nhiên của Hà Nội với cảnh quan xanh mát, thơ mộng. Tại đây, bạn có cơ hội chụp những bức ảnh checkin tuyệt đẹp, tham gia hoạt động đạp vịt, chèo sup, khám phá ẩm thực tuyệt diệu của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Lăng Bác
- Địa chỉ: 1 Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
- Giờ hoạt động: 7:00 – 17:00.
Lăng Bác (hay Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) là nơi gìn giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hằng ngày, lăng Bác tổ chức lễ thượng cờ lúc 6:00 sáng (hoặc 6:30 vào mùa đông) và lễ hạ cờ lúc 21:00 tối.
Đền Quán Thánh
- Địa chỉ: Đ. Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
- Giờ hoạt động: 7:00 – 17:00.
Đền Quán Thánh là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của mảnh đất Kinh Kỳ. Đền trấn giữ phía Bắc với bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ cao gần 4m, nặng 4 tấn và được công nhận là bảo vật quốc gia.
FAQ – Mọi người cùng hỏi về khu khảo cổ Hoàng Thành
Khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn là di sản quý báu của nhân loại. Vì thế, để giúp bạn hiểu rõ hơn về nơi này, Xanh SM đã giải đáp một số câu hỏi sau:
19C Hoàng Diệu Hoàng Thành Thăng Long là ở đâu?
19C Hoàng Diệu Hoàng Thành Thăng Long ở Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
Hoàng Thành Thăng Long có cấu trúc như thế nào?
Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách. Vòng ngoài cùng là La Thành (hoặc Kinh Thành). Vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, lớp giữa là nơi cư dân sinh sống và phần còn lại là Tử Cấm Thành (Cấm Thành).
Thành Thăng Long được xây dựng để làm gì?
Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng để bảo vệ đất nước và là nơi sinh sống của vua chúa, hoàng thất.
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu là gì?
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu là tên gọi khác của khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long, cách nền điện Kính Thiên khoảng 100m về phía Tây.
Khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long như một bức tranh toàn cảnh, đưa du khách ngắm nhìn đất nước Việt Nam qua từng thời kỳ. Tại đây, bạn có thể khám phá vẻ đẹp của cố cung xưa với những hiện vật được gìn giữ. Nếu bạn đã lên kế hoạch để khám phá nơi này, hãy liên hệ ngay Xanh SM để cùng đồng hành với bạn nhé!