Khu di tích Phủ Chủ Tịch: Miền ký ức thiêng liêng lưu dấu bóng hình Bác

Khu di tích Phủ Chủ Tịch là di tích quốc gia đặc biệt, nơi gắn liền cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến khu di tích, du khách sẽ được hòa mình vào không gian xanh mát, cảm nhận đời sống mộc mạc của Bác và ngắm nhìn những kỷ vật thiêng liêng từng gắn bó sâu sắc với Người.

Tổng quan về khu di tích Phủ Chủ Tịch ở đâu?

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ Tịch, toạc lạc trên địa phận phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, gần Lăng Chủ TịchQuảng trường Ba Đình. Nơi đây là không gian sinh sống và hoạt động cách mạng lâu nhất của Bác Hồ (19/12/1954 – 2/9/1969).

Vị trí khu di tích Phủ Chủ Tịch
Vị trí khu di tích Phủ Chủ Tịch (Ảnh: Google Maps)

Di tích Phủ Chủ Tịch từng là một phần của Bảo tàng Hồ Chí Minh (đã tách ra vào 6/11/1992). Hiện nay, khu di tích trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin và được chia làm 3 khu vực chính:

Khu A là không gian sinh sống và làm việc của Bác Hồ. Nơi đây gắn liền với cuộc sống đời thường và hoạt động của Người trong 15 năm cuối đời, tiêu biểu như di tích Nhà sàn gỗ, Nhà 54, Nhà 67 Ao cá. Đây cũng là khu vực đón tiếp du khách đến tìm hiểu, tham quan các di tích.

Hình ảnh nhà sàn Bác Hồ khu di tích Phủ Chủ Tịch (Ảnh: VnExpress International)

Khu BC là khu vực làm việc của Nhà nước và Chính phủ, hiện vẫn đang hoạt động. Hai hạng mục chính tại đây bao gồm Nhà khách Phủ Chủ TịchVăn phòng Chính phủ.

Hình ảnh của khu di tích Phủ Chủ Tịch
Hình ảnh của khu di tích Phủ Chủ Tịch (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn di chuyển đến khu di tích Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Khu di tích Phủ Chủ Tịch (khu vực tham quan) tọa lạc tại số 1 Hoàng Hoa Thám, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Đây là tuyến đường lớn và sát khu vực trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho hành trình di chuyển. Sau đây là một số gợi ý về phương thức đi lại và lộ trình đến di tích cho những ai quan tâm:

Di chuyển tự túc

Khu di tích Phủ Chủ Tịch cách Trung tâm Hà Nội chưa đầy 4km, bạn sẽ chỉ mất khoảng 10 – 15 phút để di chuyển từ Hồ Hoàn Kiếm đến di tích theo tuyến đường sau:

Xuất phát từ Hồ Gươm – đi vào đường Lê Thái Tổ – rẽ phải vào Tràng Thi – đi thẳng đến đường Điện Biên Phủ – đi vào đường Độc Lập – rẽ trái vào phố Hoàng Văn Thụ – đi qua Phủ Chủ Tịch – rẽ vào Hùng Vương – vào phố Mai Xuân Thưởng  để đến Nhà sàn Bác Hồ.

Lộ trình đường đi từ Hồ Hoàn Kiếm đến di tích Phủ Chủ Tịch
Lộ trình đường đi từ Hồ Hoàn Kiếm đến di tích Phủ Chủ Tịch (Ảnh: Google Maps)

Di chuyển bằng xe buýt

Có khá nhiều tuyến xe buýt đi qua các trạm dừng gần Phủ Chủ Tịch. Dưới đây là một số tuyến buýt, lộ trình di chuyển và giá vé để bạn tham khảo:

TuyếnLộ trìnhĐiểm dừngGiá vé (VNĐ)
09ABờ Hồ – Cầu Giấy- Bờ Hồ18A Lê Hồng Phong (xuống xe đi bộ thêm 850m).10.000
34Bến xe Mỹ Đình – Gia Lâm147 Nguyễn Thái Học (xuống xe đi bộ thêm 1,2km).10.000
02Bến xe Yên Nghĩa – Trần Khánh DưĐối diện số 40 Tôn Đức Thắng (xuống xe đi bộ thêm 1,4km).10.000

Di chuyển bằng xe của Xanh SM

Di chuyển bằng xe công nghệ trong nội thành mang đến sự tiện lợi, giúp bạn tránh khỏi tình trạng chen chúc hay chờ đợi lâu như khi sử dụng xe buýt. Trong đó, Xanh SM là đơn vị tiên phong tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xe thuần điện hiện đại.

Với 100% xe đời mới, vận hành êm ái, không hơi mùi xăng dầu, Xanh SM đảm bảo mang lại trải nghiệm di chuyển thoải mái và thân thiện. Giá cước minh bạch, được hiển thị trên ứng dụng cùng lịch trình chi tiết, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi chuyến đi.

Quét mã QR để tải Xanh SM nhanh chóng - tiện lợi ngay hôm nay
Quét mã QR để tải Xanh SM nhanh chóng – tiện lợi ngay hôm nay (Ảnh: Xanh SM)

Ngoài ra, ứng dụng còn liên tục cập nhật các chương trình ưu đãi hấp dẫn, giúp tiết kiệm chi phí di chuyển. Bạn có thể đặt xe nhanh chóng qua ứng dụng Xanh SM hoặc hotline 19002088. Hãy cùng sử dụng dịch vụ xe điện của Xanh SM để góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải ô nhiễm đô thị!

Những dấu ấn của Bác Hồ bên trong Phủ Chủ Tịch vẫn còn lưu giữ

Tổng thể khu di tích Phủ Chủ Tịch rộng hơn 14 hecta với diện tích được xếp hạng là 22.000 m2, bao gồm 16 công trình. Trong đó, công trình đã tồn tại lâu nhất có tuổi đời hơn 100 năm và gần nhất là hơn 40 năm. Sau đây là một số điểm tham quan tiêu biểu nằm trong khu di tích:

Phủ Chủ Tịch – nơi Bác làm việc và tiếp khách chính

Tòa nhà bốn tầng bề thế nằm trên đường Hùng Vương là điểm đến đầu tiên trong hành trình tham quan Khu di tích Phủ Chủ Tịch. Từng là Phủ Toàn quyền Đông Dương dưới thời Pháp thuộc, nơi đây được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị sử dụng làm trụ sở làm việc và tiếp khách của Chính phủ, từ đó mang tên là Phủ Chủ Tịch.

Không gian trang nghiêm tại Phủ Chủ Tịch
Không gian trang nghiêm tại Phủ Chủ Tịch (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phủ Chủ Tịch là Nơi Bác Hồ đã làm việc, tiếp đón lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế. Trong 15 năm (1954 – 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp gần 1000 đoàn đại biểu trong và ngoài nước.

Sau khi Bác qua đời, Phủ Chủ Tịch trở thành di tích đặc biệt quan trọng. Tòa nhà hiện vẫn là nơi làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước và là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước.

Phủ Chủ Tịch là nơi diễn ra các sự kiện và lễ đón tiếp quan trọng
Phủ Chủ Tịch là nơi diễn ra các sự kiện và lễ đón tiếp quan trọng (Ảnh: Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường)

Căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp Bộ Chính trị và tiếp khách

Ở chính giữa tầng một của ngôi nhà hai tầng trong Khu Phủ Chủ Tịch, đối diện với nhà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chính là nơi Bác chủ trì các cuộc họp Bộ Chính trị. Trong đó, đáng nhớ nhất là phiên họp ngày 28/12/1967, Bác cùng Bộ Chính trị đã đưa ra quyết định Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân năm 1968.

Căn phòng nhỏ đơn sơ với bàn họp và ghế gỗ, đây cũng nơi Bác Hồ gặp gỡ đồng bào và đón tiếp khách quốc tế. Không gian mộc mạc, đơn giản ấy đã làm không khí các buổi gặp cùng Bác thêm gần gũi, thân mật, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân và bè bạn quốc tế.

Tư liệu ghi lại cuộc họp ngày 28/12/1967 về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
Tư liệu ghi lại cuộc họp ngày 28/12/1967 về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 (Ảnh: baohaiduong.vn)

Nhà 54 – Nơi Bác Hồ sống và làm việc từ 1954 – 1958

Nằm gần bờ ao trong khu di tích là Nhà 54 với ba căn phòng: phòng làm việc, phòng ăn và phòng ngủ. Ngôi nhà nhỏ, giản dị với những vật dụng đơn giản như bàn làm việc, giường ngủ, tủ sách. Đây là nơi Bác Hồ làm việc, sinh sống trong giai đoạn sau chiến thắng Điện Biên Phủ (12/1954 – 5/1958).

Sau này, Bác chuyển đến ở tại Nhà sàn nhưng vẫn thường trở về Nhà 54 để dùng cơm và khám sức khỏe. Dù chỉ sinh sống trong gần 4 năm nhưng ngôi nhà bình dị này đã phản ánh lối sống mộc mạc, chiều sâu tư tưởng và tinh thần cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Hồ chủ tịch.

Hình ảnh Bác Hồ làm việc tại Nhà 54
Hình ảnh Bác Hồ làm việc tại Nhà 54 (Ảnh: baohaiduong.vn)

Nhà sàn – Nơi Bác Hồ ở và làm việc từ 1958 – 1969

Nhà sàn Hồ Chí Minh được thi công từ ngày 15/4/1958 đến 17/5/1958, thiết kế theo kiểu nhà sàn dân tộc Việt Bắc với hai tầng, xung quanh có mành che, tầng dưới để thoáng. Trước nhà có vườn hoa nhỏ, ao cá và vườn cây, phía ngoài còn có một hàng rào dâm bụt – hình ảnh gắn liền với quê hương Nghệ An của Bác.

Ngôi nhà là nơi Bác Hồ sinh sống và làm việc trong 11 năm cuối đời (1958-1969). Tại đây, Người đã đề ra những chiến lược cách mạng quan trọng, tiếp đón khách quốc tế và viết bản Di chúc lịch sử. Nhà sàn Bác Hồ chính là biểu tượng cho lối sống giản dị, tinh thần vì nước, vì dân của Người.

Hình ảnh Hồ Chủ tịch tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 9/1960 tại tầng hai của nhà sàn
Hình ảnh Hồ Chủ tịch tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 9/1960 tại tầng hai của nhà sàn (Ảnh: baohaiduong.vn)

Nhà 67 – Nơi Bác Hồ làm việc và dưỡng bệnh từ 1967 – 1969

Nhà 67 do các cán bộ, chiến sĩ ở Cục Công trình thuộc Bộ Tư lệnh thiết kế và xây dựng. Công trình nằm phía sau nhà sàn, rất kiên cố với chất liệu bê tông cốt thép, không gian thoáng mát. Ngôi nhà được xây với mục đích làm nơi ở an toàn cho Bác, tuy nhiên, Người đã từ chối và sử dụng nhà làm phòng họp, đón tiếp khách.

Sau buổi khám bệnh ngày 17/8 /1969, Bác đã chuyển xuống ở nhà 67 do sức khỏe suy yếu và gặp khó khăn khi di chuyển ở nhà sàn. Đây cũng là nơi Người sống và hoạt động cách mạng trong những ngày cuối đời.

Cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Phòng trưng bày thiết bị y tế

Sau khi bệnh tình Bác trở nặng, vào tháng 5/1958, căn phòng nghỉ nằm cạnh Nhà 67 đã được xây dựng thành phòng thiết bị y tế. Trong phòng có giường bệnh và nhiều hiện vật là các dụng cụ y tế, từng được sử dụng để chữa trị bệnh tình của Bác. 

Tham quan phòng trưng bày, người xem được cảm nhận đầy đủ hơn về tình cảm, trách nhiệm và những nỗ lực của Đảng, Nhà nước cùng đội ngũ y bác sĩ để chữa trị bệnh tình cho Bác. Các hiện vật là bằng chứng cho sự quan tâm, lòng biết ơn và ghi nhớ công ơn vô hạn tới những cống hiến mà cả đời Người đã dành cho đất nước.

Phòng chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 24/8/1969 - 2/9/1969
Phòng chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 24/8/1969 – 2/9/1969 (Ảnh: bqllang.gov.vn)

Các khu vực ngoài trời bên trong Phủ Chủ Tịch

Cảnh quan ngoài trời tại Khu di tích Phủ Chủ Tịch nổi bật với ao cá, vườn cây, đường xoài, giàn hoa,… Khung cảnh giản dị, gắn liền với thiên nhiên xanh mát tạo nên một bức tranh sống động và gần gũi, lưu giữ trong ký ức của người dân và du khách mỗi lần ghé thăm.

  • Ao cá: Diện tích hơn 3000m2, ở phía trước Nhà sàn, là nơi Bác thường ghé thăm và cho cá ăn sau giờ làm việc buổi chiều.
  • Vườn cây: Khu vườn rộng lớn với hàng trăm loài cây, do chính tay Bác trồng và chăm sóc, là biểu tượng cho lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường mà Người đã răn dạy cho thế hệ sau.
  • Giàn hoa Phủ Chủ Tịch: Khoảng đất trống rộng 100m2 nằm ở phía sau tòa nhà Phủ Chủ Tịch, là nơi Bác làm việc và tiếp khách trong những ngày đẹp trời.
  • Đường xoài: Con đường rộng 5 mét, dài hơn 200 mét, là nơi Bác thường tập thể dục vào mỗi sáng sớm và đi bách bộ sau giờ làm việc buổi chiều.
Không gian ao cá và cảnh quan ngoài trời tại khu di tích
Không gian ao cá và cảnh quan ngoài trời tại khu di tích (Ảnh: ditichhochiminhphuchutich.gov.vn)

Một số điểm đến tham quan gần Phủ Chủ Tịch

Gần Phủ Chủ Tịch có rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng, bạn có thể tiện đường ghé thăm để chuyến đi có thêm nhiều trải nghiệm ý nghĩa:

Cột Cờ Hà Nội

Địa điểm: 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.

Cách Phủ Chủ Tịch khoảng 1,2km, Cột Cờ Hà Nội tọa lạc ngay trên đường Điện Biên Phủ, Ba Đình. Công trình được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, là biểu tượng lịch sử của kinh thành Thăng Long. Với chiều cao hơn 33m, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, Di tích Cột cờ là biểu tượng của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Di tích Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của Thủ đô
Di tích Cột cờ Hà Nội – biểu tượng của Thủ đô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoàng Thành Thăng Long

Địa điểm: 19C Hoàng Diệu, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.

Chỉ cách Phủ Chủ Tịch chỉ 500m, Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích lịch sử đồ sộ được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Đây là nơi lưu giữ dấu ấn của kinh thành Thăng Long qua hàng ngàn năm, là địa điểm lý tưởng để du khách tìm hiểu về văn hóa và truyền thống dân tộc.

Hoàng thành Thăng Long - điểm hội tụ các giá trị lịch sử, văn hóa
Hoàng thành Thăng Long – điểm hội tụ các giá trị lịch sử, văn hóa (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Lăng Bác

Địa điểm: 1 – 2 Hùng Vương, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.

Tọa lạc ngay cạnh Phủ Chủ Tịch, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ của Bác Hồ kính yêu. Công trình mang kiến trúc hiện đại và trang nghiêm, là địa chỉ thiêng liêng để người dân và du khách quốc tế ghé thăm, bày tỏ lòng biết ơn trước vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Lăng Bác - điểm đến linh thiêng tại Hà Nội
Lăng Bác – điểm đến linh thiêng tại Hà Nội (Ảnh: wikipedia.org)

Hồ Tây

Địa điểm: Tây Hồ, Hà Nội.

Hồ Tây cách Phủ Chủ Tịch khoảng 3km, là hồ nước tự nhiên lớn nhất Hà Nội với vẻ đẹp thanh bình và thơ mộng. Xung quanh hồ là những con đường rợp bóng cây, nhà hàng và quán cà phê, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm không gian thư giãn và ngắm cảnh.

Dạo mát quanh Hồ Tây - điểm đến bình yên và trong lành
Dạo mát quanh Hồ Tây – điểm đến bình yên và trong lành (Ảnh: wikipedia.org)

Một số lưu ý cần biết khi tham quan Phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Phủ Chủ Tịch được Bộ Văn hóa Thông tin quyết định xếp hạng thành khu di tích kể từ 15/5/1975. Hiện nay, khu di tích đã được thủ tướng chính phủ xếp hạng vào danh sách 23 di tích quốc gia đặc biệt. Ghé thăm di tích linh thiêng và quý giá như vậy, du khách nên lưu ý một số vấn đề sau để có trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa:

  • Chọn thời điểm tham quan thích hợp: Khu di tích mở cửa từ 7:30 – 11:30 sáng và 13:30 – 16:30 chiều mỗi ngày trừ thứ Hai và thứ Sáu, du khách có thể lên lịch trình phù hợp với thời gian cá nhân.
  • Tuân thủ quy định về trang phục: Ăn mặc lịch sự, tránh quần áo ngắn hoặc phản cảm để thể hiện sự tôn trọng đối với khu di tích lịch sử.
  • Chú ý ứng xử và giao tiếp: Giữ trật tự, không gây ồn ào, tránh làm phiền đến những người khác.
  • Chú ý an ninh: Không mang theo vật dụng sắc nhọn hoặc gây cháy nổ vào khu di tích, tự bảo vệ tư trang cá nhân.
  • Bảo vệ di tích, di vật: Tuân thủ các quy định tham quan, không tự ý đụng chạm gây hư hại các hiện vật tại điểm tham quan.
  • Yêu cầu khác: Không mang thú cưng, ăn uống, hút thuốc hoặc nói to ở trong khu vực tham quan.
Tuân thủ các quy định và đọc kỹ biển báo tại khu di tích
Tuân thủ các quy định và đọc kỹ biển báo tại khu di tích (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cùng hỏi về Khu di tích Phủ Chủ Tịch

Sau đây là giải đáp những thắc mắc thường gặp của mọi người về khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch, giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích:

Ai đã xây dựng Phủ Chủ Tịch?

Phủ Chủ Tịch ban đầu là Phủ toàn quyền Đông Dương, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp tên Auguste Henri Vildieu và được hoàn thành năm 1906.

Mộ Hồ Chủ tịch ở đâu?

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hay Lăng Bác tại địa chỉ số 2 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội là nơi lưu giữ thi hài Bác.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu?

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch nằm trên địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Nhà của Chủ tịch nước ở đâu?

Phủ Chủ Tịch – là Dinh thự nơi Chủ tịch nước làm việc, đồng thời là nơi tổ chức các lễ đón tiếp nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo nước ngoài đứng đầu chính phủ đến thăm Việt Nam.

Khu di tích Phủ Chủ Tịch gồm những gì?

Tổng thể khu di tích Phủ Chủ Tịch rộng hơn 14 hecta với diện tích được xếp hạng khoảng 22.000 m2, bao gồm 16 công trình, nổi bật như các di tích Nhà sàn, Nhà 54, Nhà 67, Ao cá,…

Với giá trị văn hóa, lịch sử và ý nghĩa tinh thần sâu sắc, khu di tích Phủ Chủ Tịch mãi là điểm đến thiêng liêng, nhắc nhở thế hệ sau về tư tưởng và tình yêu nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Mỗi di vật tại đây không chỉ mang bóng hình của một vĩ nhân mà còn in dấu một thời kỳ cách mạng hào hùng trong lịch sử dân tộc.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây