Kinh nghiệm thăm quan di tích Hoàng thành Thăng Long chi tiết

Hoàng thành Thăng Long, trái tim lịch sử của thủ đô Hà Nội, là một di sản văn hóa thế giới, lưu giữ những giá trị quý báu của nền văn minh Đại Việt qua hàng nghìn năm. Với bề dày lịch sử kéo dài từ thời kỳ tiền Thăng Long đến các triều đại phong kiến, nơi đây không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa, mà còn là biểu tượng của sức mạnh và tinh thần dân tộc.

Giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long

Di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long gắn liền với hơn 1000 năm lịch sử của Thăng Long – Hà Nội. Được xây dựng từ thời nhà Lý (thế kỷ 11), nơi đây từng là trung tâm chính trị, văn hóa và quyền lực của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, mang giá trị lịch sử, kiến trúc và khảo cổ học đặc sắc. Di tích Hoàng thành Thăng Long địa chỉ tại số 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội, gần với các di tích lịch sử quan trọng khác như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Di tích Hoàng thành Thăng Long gắn liền với hơn 1000 năm lịch sử của Thủ đô
Di tích Hoàng thành Thăng Long gắn liền với hơn 1000 năm lịch sử của Thủ đô (Ảnh: Google Maps)

Quần thể di tích khoảng 18.395 ha, bao gồm các khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, Đoan Môn, Hậu Lâu, Kỳ Đài và khu di tích khảo cổ dưới lòng đất. Những phát hiện khảo cổ tại đây đã làm sáng tỏ các giai đoạn phát triển của Hoàng thành qua các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn. 

Điểm ấn tượng nhất của Hoàng thành Thăng Long phải kể đến đó là các dấu tích khảo cổ học tại khu 18 Hoàng Diệu. Tại đây, người ta đã phát hiện nền móng cung điện, vật dụng sinh hoạt và các di tích kiến trúc từ nhiều thời kỳ lịch sử. 

Ngoài ra, Đoan Môn, cổng thành dẫn vào khu trung tâm, cũng là một biểu tượng kiến trúc độc đáo, thể hiện uy quyền và nét nghệ thuật phong kiến Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 2010
Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 2010 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử hình thành hoàng thành thăng long

Hoàng thành Thăng Long có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử của Thăng Long – Hà Nội, trải qua hơn 1000 năm thăng trầm. Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Từ đó, đây cũng được coi như trung tâm chính trị, quân sự và văn hóa của đất nước. 

Thành được quy hoạch với các khu vực trọng yếu như Cấm thành (nơi ở của vua), Hoàng thành (khu vực hành chính) và Kinh thành (khu dân cư).

Hoàng thành Thăng Long được xây dựng như trung tâm chính trị, quân sự và văn hóa của đất nước
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng như trung tâm chính trị, quân sự và văn hóa của đất nước (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lý (1010 – 1225)

Dưới thời nhà Lý, Hoàng thành Thăng Long được mở rộng và xây dựng với nhiều cung điện quan trọng như Điện Kính Thiên, Điện Thiên An và Điện Càn Nguyên. Thành được bao bọc bởi hệ thống thành lũy làm bằng đất và các hào sâu bên ngoài, tạo nên một hệ thống phòng thủ kiên cố, phù hợp với vị trí trung tâm chính trị và văn hóa của quốc gia.

Dưới thời nhà Trần (1225 – 1400)

Thời kỳ nhà Trần, Hoàng thành tiếp tục giữ vai trò trung tâm quyền lực. Các công trình trong thành được sửa chữa và nâng cấp. Đặc biệt, triều đại này chú trọng gia cố hệ thống phòng thủ để bảo vệ kinh đô trước các cuộc xâm lược từ phương Bắc, tiêu biểu là ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

Dưới thời nhà Trần, Hoàng thành Thăng Long giữ vai trò trung tâm quyền lực
Dưới thời nhà Trần, Hoàng thành Thăng Long giữ vai trò trung tâm quyền lực (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời kỳ nhà Hồ (1400 – 1407)

Khi Hồ Quý Ly lên ngôi, ông đã đổi tên Thăng Long thành Đông Đô, tiếp tục sử dụng Hoàng thành như trung tâm chính trị, nhưng không có nhiều dấu ấn phát triển đáng kể trong giai đoạn này.

Hoàng thành Thăng Long trong thời thuộc Minh (1047 – 1427)

Trong thời kỳ bị giặc Minh đô hộ, Hoàng thành bị phá hủy phần lớn. Đây là giai đoạn đau thương của lịch sử Hoàng thành khi nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá và cướp bóc.

Hoàng thành Thăng Long dưới thời Minh thuộc chịu nhiều tàn phá
Hoàng thành Thăng Long dưới thời Minh thuộc chịu nhiều tàn phá (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời nhà Lê sơ (1428 – 1527)

Sau khi Lê Lợi giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Thăng Long được khôi phục và đổi tên thành Đông Kinh. Điện Kính Thiên được xây dựng vào năm 1428 làm nơi vua thiết triều, trở thành biểu tượng quan trọng của Hoàng thành thăng Long trong thời kỳ này. Đây cũng là thời kỳ đỉnh cao của Hoàng thành với các công trình mang phong cách kiến trúc và văn hóa đặc sắc.

Thời Mạc và Lê Trung Hưng (1527–1788)

Hoàng thành trải qua nhiều lần bị tàn phá và xây dựng lại do các cuộc nội chiến kéo dài giữa nhà Lê và nhà Mạc. Dù vậy, vị trí trung tâm chính trị của Hoàng thành vẫn được duy trì, dù không còn sự tráng lệ như trước.

Hoàng thành Thăng Long đã trải qua rất nhiều lần bị tàn phá và xây dựng lại do các cuộc nội chiến kéo dài
Hoàng thành Thăng Long đã trải qua rất nhiều lần bị tàn phá và xây dựng lại do các cuộc nội chiến kéo dài (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời Tây Sơn (1788–1802)

Khi vua Quang Trung lên ngôi, Hoàng thành vẫn là trung tâm chính trị của đất nước, nhưng nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Sự chú trọng vào quân sự trong thời kỳ này khiến việc bảo tồn Hoàng thành không được ưu tiên.

Thời nhà Nguyễn (1802–1945)

Sau khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, ông quyết định dời đô vào Huế. Hoàng thành Thăng Long không còn là kinh đô mà chỉ giữ vai trò trấn thành Hà Nội. Nhiều công trình trong Hoàng thành bị phá bỏ hoặc chuyển đổi công năng, làm giảm giá trị và tầm vóc của nơi đây.

Hoàng thành Thăng Long giữa vai trò trấn thành Hà Nội
Hoàng thành Thăng Long giữa vai trò trấn thành Hà Nội (Ảnh: hoangthanhthanglong.vn)

Thời kỳ hiện đại

Năm 1954, khu vực Hoàng thành được sử dụng làm trụ sở quân sự trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Đến năm 2004, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu được phát hiện, hé lộ nhiều di tích quan trọng từ thời Lý, Trần, Lê và Nguyễn, giúp làm sáng tỏ các giai đoạn lịch sử của Hoàng thành.

Hoàng thành Thăng Long giữ những giá trị văn hóa, lịch sử trong đời sống hiện đại
Hoàng thành Thăng Long giữ những giá trị văn hóa, lịch sử trong đời sống hiện đại (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ý nghĩa lịch sử của hoàng thành thăng long

Hoàng thành Thăng Long là một di sản văn hóa lịch sử đặc biệt của Việt Nam, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long – Hà Nội qua hơn 1000 năm lịch sử. Đây là một quần thể di tích quan trọng, đại diện cho sự phát triển của nền văn minh Đại Việt, chứa đựng những giá trị về văn hóa, chính trị, và kiến trúc.

Trung tâm quyền lực chính trị lâu đời

Hoàng thành Thăng Long từng là trung tâm quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam, từ thời nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê cho đến triều Nguyễn. Đây là nơi đặt cung điện, các cơ quan hành chính và các công trình quan trọng phục vụ triều đình. Sự liên tục của Hoàng thành qua các triều đại chứng minh vai trò trung tâm chính trị không thể thay thế của Thăng Long – Hà Nội trong lịch sử dân tộc.

Hoàng thành Thăng Long từng là trung tâm quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam
Hoàng thành Thăng Long từng là trung tâm quyền lực của các triều đại phong kiến Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo

Hoàng thành Thăng Long mang giá trị văn hóa đặc biệt với hệ thống các di tích như Điện Kính Thiên, Cột cờ Hà Nội, Hậu Lâu và các khu khảo cổ học dưới lòng đất. Đồng thời, nơi đây lưu giữ các lễ nghi, phong tục, và những sự kiện lịch sử quan trọng gắn liền với đời sống hoàng cung.

Chứng nhân lịch sử dân tộc

Hoàng thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến cố lớn trong lịch sử, từ sự hưng thịnh của các triều đại phong kiến đến thời kỳ thực dân và chiến tranh hiện đại. Tất cả đều phản ánh một cách sống động các giai đoạn lịch sử của đất nước, từ thời Đại La đến thời hiện đại.

Hoàng thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến cố lớn trong lịch sử
Hoàng thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến cố lớn trong lịch sử (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Biểu tượng của sự trường tồn và độc lập dân tộc

Từ thời Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, nơi đây đã chứng kiến nhiều chiến công oanh liệt trong công cuộc bảo vệ đất nước, như chiến thắng quân Mông – Nguyên, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Di sản thế giới được UNESCO công nhận

Năm 2010, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Điều này không chỉ khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa của Hoàng thành mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định sự đóng góp của nền văn minh Đại Việt vào di sản chung của nhân loại.

Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2010
Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2010 (Ảnh: hoangthanhthanglong.com)

Thăm hoàng thành thăng long thì đi những đâu?

Hoàng thành Thăng Long không chỉ là một quần thể kiến trúc lịch sử mà còn là trung tâm văn hóa, chính trị và quân sự lâu đời của Việt Nam. Những công trình và hiện vật tại đây thể hiện sự giao thoa, kế thừa giữa các triều đại, mang đậm dấu ấn dân tộc.

Các kiến trúc tiêu biểu của Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là trung tâm quyền lực chính trị qua các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn, mang lại giá trị lớn về văn hóa, kiến trúc và lịch sử. Một số kiến trúc tiêu biểu trong Hoàng thành Thăng Long. 

Đoan Môn 

Đoan Môn nằm ở trục trung tâm, dẫn vào khu vực chính của Hoàng thành, nơi các vua chúa thiết triều và tổ chức các nghi lễ quan trọng. Đoan Môn thể hiện sự uy nghi, bề thế, biểu trưng cho quyền lực tối cao của triều đình phong kiến Việt Nam. 

Đoan Môn có 5 lối đi chính được xây dựng theo hình vòm cuốn. Cổng chính ở giữa rộng và cao hơn, dành riêng cho vua trong khi 4 cổng nhỏ hai bên là lối đi của quan lại và binh lính. Trên cổng là lầu gác với kiến trúc mái cong đặc trưng, được xây dựng kiên cố bằng đá và gạch nung.

Đoan Môn - Nơi vua chúa thiết triều và tổ chức các nghi lễ quan trọng
Đoan Môn – Nơi vua chúa thiết triều và tổ chức các nghi lễ quan trọng (Ảnh: hoangthanhthanglong.com)

Điện kính thiên – Trung tâm quyền lực của Hoàng thành

Điện Kính Thiên nằm ở vị trí trung tâm, trên trục “thần đạo” của Hoàng thành, là nơi vua thiết triều, tiếp sứ thần và tổ chức các nghi lễ lớn của quốc gia. Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao, nơi linh thiêng nhất trong Hoàng thành Thăng Long.

Dù hiện tại chỉ còn lại phần nền móng và bậc thềm đá, nhưng công trình nguyên gốc được xây dựng rất nguy nga, bề thế. Nền điện cao, có bậc thềm chạm khắc hình rồng đá đặc trưng của thời Lê sơ (thế kỷ 15). Các họa tiết rồng trên bậc thềm thể hiện sự tinh xảo, quyền uy và nét đặc trưng của nghệ thuật cung đình.

Điện chính thiên - Trung tâm quyền lực của Hoàng thành
Điện chính thiên – Trung tâm quyền lực của Hoàng thành (Ảnh: vinwonders.com)

Cột cờ Hà Nội – Biểu tượng lịch sử và văn hóa

Cột cờ Hà Nội nằm trong khu vực phía Nam của Hoàng thành, được xây dựng dưới thời vua Gia Long (năm 1812). Đây là một trong những công trình hiếm hoi còn nguyên vẹn sau thời gian và chiến tranh.Không chỉ mang giá trị quân sự thời phong kiến, cột cờ còn là biểu tượng của thủ đô Hà Nội, đại diện cho ý chí kiên cường của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử.

Công trình cao gần 33m, gồm 3 tầng đế hình vuông và thân cột hình trụ lục giác. Mỗi tầng đế đều có lối đi và cửa thông gió, giúp cột cờ không chỉ kiên cố mà còn mang tính thẩm mỹ cao. Trên đỉnh là vọng lâu, nơi treo lá cờ của quốc gia.

Cột cờ Hà Nội - Biểu tượng lịch sử và văn hóa
Cột cờ Hà Nội – Biểu tượng lịch sử và văn hóa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hậu Lâu (Lầu Công Chúa )

Hậu Lâu được cho là nơi ở và sinh hoạt của các phi tần, công chúa hoàng gia trong thời phong kiến. Công trình mang nét kiến trúc kín đáo, yên tĩnh, phù hợp với cuộc sống nội cung.Hậu Lâu không chỉ là nơi sinh hoạt mà còn được xem như một khu vực bảo vệ, phòng tránh nguy hiểm cho hoàng gia trong những thời kỳ chiến tranh.

Công trình có nền móng cao, tường dày và không gian thoáng đãng, đảm bảo sự mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Các dấu tích hiện nay cho thấy nét kiến trúc cung đình giản dị nhưng không kém phần tinh tế.

Khám phá công trình kiến trúc kín đáo, yên tĩnh - Hậu Lâu
Khám phá công trình kiến trúc kín đáo, yên tĩnh – Hậu Lâu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cửa Bắc – Chứng tích lịch sử kháng chiến

Nằm ở phía Bắc Hoàng thành, đây là một trong những cổng thành hiếm hoi còn tồn tại, ghi dấu ấn của kiến trúc thành cổ thời Nguyễn. Cửa Bắc là nơi ghi dấu cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1882. 

Cửa Bắc được xây dựng bằng đá và gạch, thiết kế theo dạng vòm cuốn chắc chắn. Hai bên cổng có tháp canh, là nơi quan sát và phòng thủ trong chiến tranh. Những vết đạn pháo còn lưu lại trên tường cổng là minh chứng sống động cho tinh thần bất khuất của quân dân Thăng Long.

Cửa Bắc - Chứng tích lịch sử kháng chiến của Hoàng thành Thăng Long
Cửa Bắc – Chứng tích lịch sử kháng chiến của Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Đây là khu vực phát hiện nhiều dấu tích khảo cổ quan trọng, nằm cạnh Hoàng thành Thăng Long, với các tầng văn hóa kéo dài từ thời Đại La, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đến Nguyễn.Khu khảo cổ là minh chứng cho sự liên tục và phát triển của kinh đô Thăng Long qua nhiều thế kỷ.

Các dấu tích cung điện, móng cột, hệ thống thoát nước, đồ gốm sứ, và vật liệu xây dựng đều được phát hiện tại đây. Những hiện vật này phản ánh đời sống, kiến trúc và kỹ thuật xây dựng qua các triều đại.

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu - Phát hiện nhiều dấu tích khảo cổ quan trọng
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu – Phát hiện nhiều dấu tích khảo cổ quan trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoạt động trải nghiệm bên trong Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long không chỉ là một điểm đến tham quan lịch sử mà còn cung cấp nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú, thu hút cả du khách trong và ngoài nước. Dưới đây là một số hoạt động nổi bật mà bạn có thể trải nghiệm khi đến đây: 

Thuê áo dài hoặc trang phục cổ truyền để chụp ảnh

Du khách có thể thuê áo dài truyền thống hoặc trang phục cổ trang để chụp ảnh tại các khu vực như Đoan Môn, nền Điện Kính Thiên, hay Cột cờ Hà Nội. Nhiều dịch vụ thuê trang phục được cung cấp ngay trong khu vực Hoàng thành hoặc gần cổng ra vào.

Tour có hướng dẫn viên du lịch

Nhằm giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử, kiến trúc và giá trị văn hóa của từng khu vực. Các hướng dẫn viên sẽ dẫn bạn đi qua các khu vực như Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu và khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, đồng thời chia sẻ những câu chuyện thú vị về triều đại phong kiến.Bạn có thể tham gia tour theo nhóm hoặc thuê hướng dẫn viên riêng để có trải nghiệm chuyên sâu hơn.

Tour du lịch Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Tour du lịch Hoàng thành Thăng Long Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tham gia các triển lãm và trưng bày di sản

Tại Hoàng thành Thăng Long, thường xuyên có các triển lãm chuyên đề giới thiệu hiện vật khảo cổ, tranh ảnh lịch sử, và các tư liệu quý về kinh đô Thăng Long qua các thời kỳ. Du khách còn có thể xem các mô hình tái hiện kiến trúc Hoàng thành, trải nghiệm thực tế ảo (AR/VR) để hình dung rõ hơn về cung điện thời xưa.

Tham quan độc lập với thiết bị hỗ trợ thuyết minh

Nếu bạn muốn khám phá tự do, Hoàng thành Thăng Long cung cấp dịch vụ thuyết minh qua tai nghe hoặc ứng dụng di động. Các thiết bị này cung cấp thông tin chi tiết về từng khu vực, rất tiện lợi cho du khách quốc tế.Có nhiều ngôn ngữ hỗ trợ, phù hợp với du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Tìm hiểu nghề truyền thống và mua quà lưu niệm

Trong khuôn viên Hoàng thành thường có các gian hàng trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, như gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ, hay đồ thêu tay. Du khách có thể tự tay thử làm một số sản phẩm đơn giản như nặn gốm, vẽ tranh hoặc làm diều.

Trải nghiệm các hoạt động thú vị tại Hoàng thành Thăng Long
Trải nghiệm các hoạt động thú vị tại Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kinh nghiệm khi thăm quan hoàng thành thăng long

Hoàng thành Thăng Long là một điểm đến hấp dẫn dành cho những ai yêu thích lịch sử, văn hóa, và kiến trúc cổ kính. Để có chuyến tham quan trọn vẹn và ý nghĩa, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây.

Hướng dẫn di chuyển, mua vé 

Hoàng thành Thăng Long nằm tại trung tâm Hà Nội nên rất thuận tiện để bạn có thể di chuyển thăm quan bằng bất kỳ phương tiện nào. 

Kinh nghiệm tham quan Hoàng thành Thăng Long
Kinh nghiệm tham quan Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, từ khu vực trung tâm Hà Nội (hồ Hoàn Kiếm), bạn có thể đi học theo phố Điện Biên Phủ, rẽ vào đường Hoàng Diệu. Hoàng thành Thăng Long nằm ngay trên trục đường chính, rất dễ tìm. Nếu bạn di chuyển từ các quận ngoại thành hoặc lân cận có thể sử dụng các tuyến đường lớn như Nguyễn Thái Học, Kim Mã hoặc Hoàng Hoa Thám để đến với khu vực. 

Khu vực ngay gần Hoàng thành có rất nhiều điểm gửi xe: 

  • Điểm gửi xe máy: Nằm tại cổng vào 19C Hoàng Diệu, phí gửi xe khoảng 5.000 – 10.000 đồng/lượt.
  • Điểm gửi ô tô: Bạn có thể gửi tại bãi xe trên phố Hoàng Diệu hoặc khu vực gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giá gửi ô tô dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/lượt, tùy theo thời gian.

Lưu ý: Vào cuối tuần hoặc các dịp lễ hội, bãi xe có thể đông. Bạn nên đến sớm để tìm chỗ đỗ thuận tiện.

Tham quan Hoàng thành Thăng Long bằng phương tiện cá nhân cực tiện lợi
Tham quan Hoàng thành Thăng Long bằng phương tiện cá nhân cực tiện lợ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Hệ thống xe buýt tại Hà Nội rất thuận tiện cho việc di chuyển đến Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là dành cho du khách không có phương tiện cá nhân hoặc muốn tiết kiệm chi phí.

Các tuyến xe buýt đi qua khu vực Hoàng thành:

  • Tuyến số 9: Lộ trình Bờ Hồ – Cầu Giấy, có điểm dừng tại phố Điện Biên Phủ, gần khu vực Hoàng thành.
  • Tuyến số 22: Lộ trình Bến xe Gia Lâm – Khu đô thị Trung Văn, dừng tại đường Nguyễn Tri Phương, cách Hoàng thành một quãng ngắn.
  • Tuyến số 32: Lộ trình Nhổn – Giáp Bát, đi qua phố Điện Biên Phủ.
  • Tuyến số 45: Lộ trình Times City – Bến xe Nam Thăng Long, dừng gần khu vực Lăng Bác, rất thuận tiện để đi bộ sang Hoàng thành.

Di chuyển bằng dịch vụ xe công nghệ Xanh SM

Để có một trải nghiệm thăm quan Hoàng thành Thăng Long một cách trọn vẹn nhất. Bạn có thể lựa chọn đồng hành cùng Xanh SM. Dịch vụ xe công nghệ Xanh SM không chỉ mang đến sự an toàn và tiện lợi mà còn là giải pháp di chuyển thân thiện với môi trường, hướng đến một tương lai xanh. 

Với các dịch vụ tiện lợi từ Xanh SM Bike, Xanh SM Taxi cho đến Xanh SM Luxury, Xanh SM đảm bảo hành trình êm ái, không tiếng ồn và giảm thiểu khí thải. Bạn hoàn toàn yên tâm về mức giá với tính năng công khai minh bạch trên ứng dụng, giúp bạn chủ động lên kế hoạch cho mỗi chuyến đi mà không phải lo lắng về chi phí phát sinh.

Lựa chọn Xanh SM trên hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long
Lựa chọn Xanh SM trên hành trình tham quan Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Xanh SM)

Bạn có thể tải App Xanh SM hoặc gọi trực tiếp đến hotline 1900 2088 để được tư vấn và hỗ trợ đặt xe siêu tiện lợi. Xanh SM luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên mỗi chuyến đi. 

Thời gian mở cửa và cách mua vé vào cổng

Hoàng thành Thăng Long giờ mở cửa từ 8:00 đến 17:00 tất cả các ngày trong tuần trừ Thứ Hai.

Giá vé vào: 

  • Người lớn: 30.000 đồng/lượt.
  • Học sinh, sinh viên: 15.000 đồng/lượt (cần mang theo thẻ).
  • Trẻ em dưới 15 tuổi: Miễn phí.

Lưu ý: Thông tin giá chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.

Giá vé vào cổng của Hoàng thành Thăng Long
Giá vé vào cổng của Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: hoangthanhthanglong.com)

Nên thăm quan hoàng thành thăng long vào thời điểm nào là đẹp nhất 

Thời điểm thăm quan Hoàng thành Thăng Long lý tưởng diễn ra vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3). Đây là thời điểm thời tiết mát mẻ, dễ chịu, rất thích hợp để tham quan các di tích lịch sử. Ngoài ra, dịp đầu năm thường có các chương trình văn hóa, lễ hội cầu an trong không gian di tích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11) để ghé thăm nơi đây. Bởi mùa thu thời tiết khô ráo, trời trong xanh, đây là mùa lý tưởng nhất để khám phá và chụp ảnh.

Thời điểm thích hợp để tham quan Hoàng thành Thăng Long
Thời điểm thích hợp để tham quan Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số những lưu ý khi thăm quan hoàng thành thăng long

  • Trang phục phù hợp: Hoàng thành là một di tích lịch sử quan trọng, vì vậy, việc chọn trang phục lịch sự và kín đáo là cần thiết. Đồng thời, bạn nên ưu tiên quần áo thoải mái để dễ dàng di chuyển trong suốt quá trình tham quan.
  • Mang giày thoải mái: Vì cần đi bộ khá nhiều trong khuôn viên Hoàng thành, bạn nên chọn mang giày thể thao hoặc giày đế thấp. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị đau chân và mỏi mệt khi di chuyển qua các khu vực khác nhau.
  • Chuẩn bị nước uống: Chuyến tham quan có thể kéo dài, vì vậy bạn nên mang theo nước uống để đảm bảo cơ thể không bị mất nước, giúp bạn duy trì năng lượng và tận hưởng hành trình một cách tốt nhất.
  • Bảo vệ môi trường: Khi tham quan, hãy giữ gìn vệ sinh chung bằng cách không xả rác bừa bãi. Đồng thời, tuân thủ các quy định tại khu di tích để góp phần bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan nơi đây.
  • Tìm hiểu trước lịch sử: Để hiểu rõ hơn về giá trị của các công trình trong Hoàng thành, bạn nên dành thời gian tìm hiểu trước về lịch sử nơi đây. Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và trân trọng hơn những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích.
Lưu ý khi tham quan Hoàng thành Thăng Long
Lưu ý khi tham quan Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao nên trải nghiệm tại khu di tích hoàng thành thăng long?

Từng là trung tâm chính trị, văn hóa và quân sự của đất nước qua nhiều triều đại như Lý, Trần, Lê và Nguyễn, Hoàng thành Thăng Long không chỉ ghi dấu các sự kiện lịch sử trọng đại mà còn là minh chứng cho sự trường tồn của văn hóa dân tộc. 

Tìm hiểu lịch sử 1000 năm hào hùng của một di sản quý

Không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất, Hoàng thành còn là nơi chứa đựng những bài học sâu sắc về sự sáng tạo và trí tuệ của ông cha. Những văn tự, hiện vật, và tư liệu lịch sử được trưng bày tại đây giúp khách tham quan hình dung rõ hơn về cuộc sống và tư duy của người Việt cổ.

Tìm hiểu lịch sử Hoàng thành Thăng Long
Tìm hiểu lịch sử Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám phá kiến trúc cổ vừa độc đáo lại tinh tế

Không gian kiến trúc của Hoàng thành không chỉ thu hút bởi các công trình nổi bật mà còn bởi sự hài hòa giữa cảnh quan và thiết kế. 

Điểm nhấn đáng chú ý là Đoan Môn, một cổng thành uy nghiêm với thiết kế đối xứng, mang đậm phong cách kiến trúc thời Lý và Trần. Bên cạnh đó, điện Kính Thiên, từng là trung tâm của quyền lực hoàng gia, mang dáng vẻ trang nghiêm với nền móng còn lại gợi nhớ về một thời kỳ huy hoàng.

Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích tìm hiểu về kiến trúc và khảo cổ. Nơi đây lưu giữ nền móng của các cung điện, nhà cửa và các hiện vật quý giá từ thời Lý – Trần, đưa bạn trở về một không gian sống động của quá khứ.

Kiến trúc độc đáo của Hoàng thành Thăng Long
Kiến trúc độc đáo của Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trải nghiệm văn hóa đặc sắc của Thủ đô Hà Nội

Tới Hoàng thành Thăng Long, bạn có thể tham gia vào các sự kiện văn hóa truyền thống như triển lãm nghệ thuật, lễ hội dân gian hay các buổi trình diễn ca múa nhạc đặc sắc. Những hoạt động này mang đến cơ hội để bạn trải nghiệm và hòa mình vào những giá trị văn hóa đặc sắc, giúp bạn hiểu hơn về đời sống tinh thần của người Việt qua các thời kỳ.

Ngoài ra, Hoàng thành còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện giáo dục và giao lưu văn hóa quốc tế, làm nổi bật vai trò kết nối giữa lịch sử và hiện đại. Đặc biệt, không gian rộng lớn và yên bình tại đây giúp bạn vừa thưởng thức nét đẹp văn hóa, vừa tận hưởng sự thư thái trong tâm hồn. 

Trải nghiệm văn hóa độc đáo tại Hoàng thành Thăng Long
Trải nghiệm văn hóa độc đáo tại Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về Hoàng thành Thăng Long

Là di sản văn hóa Thế giới năm 2010 Hoàng thành Thăng Long không chỉ lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện, hiện vật quý giá, giúp tái hiện một phần bức tranh sống động về quá khứ. Dưới đây là một vài giải đáp thắc mắc về Hoàng thành Thăng Long. 

Hoàng thành Thăng Long được xây dựng nào năm nào?

Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện.

Vị trí của Hoàng thành Thăng Long nằm ở đâu?

Hoàng thành Thăng Long nằm tại số 19C Hoàng Diệu, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long rộng bao nhiêu?

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long có tổng diện tích rất rộng lớn, khoảng tầm hơn 18.000ha.. 

Hoàng thành Thăng Long được xây dựng như thế nào?

Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La Thành hay Kinh Thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử Cấm Thành hay Cấm Thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua.

Hoàng thành Thăng Long không chỉ là một điểm đến để tham quan, mà còn là nơi để học hỏi, cảm nhận và gắn kết với cội nguồn dân tộc. Hãy để Xanh SM đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam, góp phần thêm tự hào về những giá trị tinh hoa mà ông cha ta để lại. 

Xem thêm:

  1. Cập nhật giá vé vào Lăng Bác mới nhất năm 2024 – Kinh nghiệm mua vé chi tiết.
  2. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Điểm đến lịch sử ý nghĩa của mọi người Việt.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây