Chùa Kiêu Kỵ và những thăng trầm 600 năm lịch sử

Ghé thăm làng cổ Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm, bất kỳ du khách nào cũng bị cuốn hút trước cụm di tích đình – đền – chùa Kiêu Kỵ. Trải qua hơn 600 năm xây dựng và phát triển, ngôi chùa vẫn sừng sững như một chứng tích bất diệt của tinh hoa kiến trúc, văn hóa và lịch sử dân tộc hào hùng.

Giới thiệu về chùa Kiêu Kỵ 

Khu di tích đình – đền – chùa kiêu Kỵ tọa lạc tại thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội (xưa là tổng Đa Tốn, Gia Lâm, Bắc Ninh). Đền Kiêu Kỵ được xây dựng vào năm 1341 để thờ phụng, tưởng nhớ công ơn Đức Khổng Bắc tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa. Ngài là một trong 13 vị tướng tài dưới thời Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Các tuyến đường dẫn tới khu di tích đình - đền - chùa Kiêu Kỵ
Các tuyến đường dẫn tới khu di tích đình – đền – chùa Kiêu Kỵ (Ảnh: Google Maps)

Vị thứ hai được thờ ở điện Kiêu Kỵ là Nguyễn Quý Trị – quan Tả Thị lang bộ Binh dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786). Ông là người có công mang nghề dát vàng quỳ truyền dạy cho dân làng Kiêu Kỵ, được nhân dân tôn là “Tổ nghề” của miền đất này.

Tên “Chùa Kiêu Kỵ” được đặt theo địa danh thôn Kiêu Kỵ. Ngoài ra, chùa còn được biết đến với tên gọi Cầu Cậy (tên nôm) và Sùng Phúc Tự (tên chữ). Ngôi chùa đến nay đã tồn tại hơn 600 năm, là nơi lưu truyền nhiều dấu tích quý giá về lịch sử – văn hóa – tín ngưỡng dân tộc.

Điện thờ Thành hoàng Nguyễn Chế Nghĩa, đức Thánh Bà và con trai
Điện thờ Thành hoàng Nguyễn Chế Nghĩa, đức Thánh Bà và con trai (Ảnh: qdnd.vn)

Chùa Kiêu Kỵ – Ngôi chùa của những thăng trầm lịch sử

Trong suốt 6 thế kỷ từ khi thành lập, Chùa Kiêu Kỵ Gia Lâm là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử. Cùng với đó, ngôi chùa cũng phải trải qua nhiều lần trùng tu, phục dựng để tồn tại đến ngày nay.

Những sự kiện lịch sử quan trọng gắn liền với ngôi chùa

Đền Kiêu Kỵ ra đời gắn bó mật thiết với sự kiện lịch sử nhà Trần đập tan quân Nguyên Mông vào thế kỷ XIII. Theo đó, năm 1288 vùng đất Kiêu Kỵ được ban cho danh tướng Nguyễn Chế Nghĩa vì có công dẹp tan ngoại xâm. Năm 1341, ông qua đời, dân làng suy tôn ông là “Thành Hoàng” và xây dựng đền để làm nơi thờ phụng.

Từ 1949 – 1975, đất nước ta đối diện với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ khốc liệt, chùa Kiêu Kỵ lại trở thành căn cứ tác chiến của quân ta. Nơi đây từng là khu sinh hoạt bí mật của cán bộ Xứ ủy, căn cứ luyện tập của dân quân du kích và tập huấn võ trang.

Chùa cổ Kiêu Kỵ có lịch sử tồn tại từ hơn 600 năm trước
Chùa cổ Kiêu Kỵ có lịch sử tồn tại từ hơn 600 năm trước (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các giai đoạn trùng tu

Kể từ ngày thành lập, chùa Kiêu Kỵ trở thành nơi cầu nguyện linh thiêng của nhân dân quanh vùng. Các dấu tích lịch sử để lại còn cho thấy sự quan tâm và tưởng nhớ về ngôi chùa qua nhiều thế hệ.

  • Năm 1780: Nên đại Cảnh Hưng thứ 41, triều đình cho xây tấm bia đá ghi chép công đức tu sửa đền.
  • Năm 1876: Niên hiệu Tự Đức (Bính Tý), chùa trải qua một cuộc đại tu và được ghi chép lại trên tấm bia cổ còn tồn tại tới ngày nay.
  • Năm 2022: UBND huyện Gia Lâm tiến hành tu bổ, tái tạo cụm di tích đình – đền – chùa Kiêu Kỵ, dự án mất 24 tháng để hoàn thành.
Di tích chùa Kiêu Kỵ được trùng tu năm 2022
Di tích chùa Kiêu Kỵ được trùng tu năm 2022 (Ảnh: baoxaydung.com.vn)

Kiến trúc nổi bật và nhiều hiện vật quý giá được lưu giữ ở chùa Kiêu Kỵ

Tổ hợp di tích đình – đền – chùa Kiêu Kỵ được xây dựng trên mảnh đất lớn, cao ráo, kề bên khu vực cư trú của người dân. Đền và đình là nơi thờ các vị thần có công với đất nước, trong chùa thờ Phật và là nơi người dân đến cầu bình an, phước lành.

Trải qua những năm tháng biến động đầy thăng trầm cùng lịch sử, khu di tích đình – đền – chùa Kiêu Kỵ đến nay còn bảo lưu được nhiều di vật quý giá. Mỗi hiện vật và kiến trúc công trình đều mang giá trị nghệ thuật – tôn giáo – lịch sử to lớn.

Đền Kiêu Kỵ

Đền gồm cổng tam quan và tòa nhà chính với kết cấu “nội công ngoại”. Cổng phía ngoài xây dựng kiểu trụ lồng đèn, trên đỉnh trụ là nơi đặt bình rượu và hai bên đỉnh đắp hình chim phượng.

Tại đây có lưu giữ 32 đạo sắc phong các niên đại trải dài từ thời Lê – Tây Sơn đến nhà Nguyễn. Đây là các chứng tích lịch sử quý giá chứng minh ngôi Đền đã tồn tại và được thờ kính qua nhiều đời.

 Toàn cảnh chùa sau khi tôn tạo, sửa chữa
Toàn cảnh chùa sau khi tôn tạo, sửa chữa (Ảnh: chonthieng.com)

Đình Kiêu Kỵ

Đình hướng về phía Nam, trước tòa đình là khoảng sân rộng và hồ nước lớn. Kết cấu tòa Đại Đình theo kiểu chữ “Đinh” bao gồm Tiền tế và Hậu cung.

Trong đình có một hương án sơn son, một bộ bát bửu thanh đạo, một bát hương sứ men lam và một bức cửa võng họa rồng chầu mặt nguyệt (thuộc thế kỷ XIX).

Chùa Sùng Phúc

Chùa Kiêu Kỵ mới với quy mô kiến trúc bề thế, khang trang (mới hoàn thành trùng tu năm 2023). Chùa có 6 phần chính bao gồm cổng Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà thờ Tổ, điện Mẫu và hai dãy nhà dải vũ.

Bên trong chùa hiện đang lưu giữ kho hiện vật đồ sộ mang giá trị tôn giáo – lịch sử – văn hóa quý giá, bao gồm bộ 47 pho tượng tròn được tạo tác từ thời Lê Sơ, các câu đối, bức hoành phi, bia hậu niên hiệu Bảo Đại (1936) và một số hiện vật cổ khác như cửa võng, cuốn thư…

Khu di tích đình - đền - chùa Kiêu Kỵ lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
Khu di tích đình – đền – chùa Kiêu Kỵ lưu giữ nhiều hiện vật quý giá (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khoảng sân

Đan xen giữa các ngôi đền, đình, chùa là khoảng sân rộng lớn với những cây bồ đề hàng trăm năm tuổi. Theo dân gian truyền lại, cây được trồng từ khi danh tướng Nguyễn Chế Nghĩa qua đời. Cây cổ thụ to lớn tỏa bóng mát khắp ngôi chùa, khách tham quan có thể cảm nhận rõ nét cổ kính, an tĩnh và không gian trong lành khi tới đây.

Cây cổ thụ tại chùa Kiêu Kỵ có niên đại hơn 600 năm
Cây cổ thụ tại chùa Kiêu Kỵ có niên đại hơn 600 năm (Ảnh: chonthieng.com)

Các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, lễ hội tại chùa Kiêu Kỵ

Dân gian ta có câu: “Sống con trai Bát Tràng, chết Thành Hoàng Kiêu Kỵ”. Ấy là ca ngợi ước muốn sống làm trai Bát Tràng, chết cũng ước được Thành Hoàng Kiệu Kỵ. Bởi lễ Thành Hoàng từ xưa đến nay vô cùng long trọng, linh đình. Quả thực, lễ hội làng nơi đây luôn rất sôi động, náo nhiệt. Trong năm, chùa Kiêu Kỵ có 2 ngày lễ lớn bao gồm:

  • Lễ hội Kỵ Đức Thánh Bà: Tổ chức ngày 08 tháng 1, là ngày tưởng nhớ Nguyệt Hoa Công chúa, cũng chính là vợ phò mã Nguyễn Chế Nghĩa.
  • Lễ Thánh và kỵ Đức Thánh: Diễn ra từ ngày 26 – 28 tháng 8 âm lịch, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm, sự kiện để tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Chế Nghĩa.

Ngoài ra hội làng tháng 8 (ngày 28 là chính kỵ) được tổ chức linh đình với các hoạt động như lễ rước kiệu, chầu tế, các trò chơi dân gian hấp dẫn. Đây cũng là khoảng thời gian mà du khách thập phương kéo về chùa hành lễ, dâng hương và trải nghiệm văn hóa lễ hội tại làng Kiêu Kỵ.

Khung cảnh Lễ Thánh và kỵ Đức Thánh linh đình, sôi động
Khung cảnh Lễ Thánh và kỵ Đức Thánh linh đình, sôi động (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Kiêu Kỵ

Khu di tích đình – đền – chùa Kiêu Kỵ nằm ở phía bắc sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km. Khách đến tham quan chùa có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân, đi xe buýt hoặc đặt xe công nghệ.

Phương tiện cá nhân

Di chuyển tự túc bằng xe máy hoặc ô tô đến chùa Kiêu Kỵ giúp bạn chủ động về thời gian. Tuy nhiên, điểm đến là khu vực nông thôn ngoại thành nên ngõ vào chùa khá lắt léo. Bạn nên cẩn thận khi đi đường để đảm bảo an toàn và tránh lạc đường. Sử dụng Google Maps sẽ giúp bạn tìm được lộ trình phù hợp.

Phương tiện công cộng

Nếu di chuyển bằng xe công cộng, bạn có thể đi xe buýt 69 (Điểm trung chuyển Long Biên – Dương Quang, Gia Lâm) hoặc xe buýt 47B (Đại học Kinh tế Quốc dân – Kiêu Kỵ). Sau khi xuống điểm dừng Trường Trung cấp GTVT Miền Bắc 100m – Đường 179, bạn chỉ cần đi bộ thêm 4 phút là đến nơi.

Các tuyến xe buýt từ thành phố Hà Nội đến chùa Kiêu kỵ
Các tuyến xe buýt từ thành phố Hà Nội đến Kiêu kỵ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gọi xe taxi, xe công nghệ

Khu di tích chùa Kiêu Kỵ cách khá xa trung tâm Hà Nội, di chuyển bằng xe cá nhân hoặc đi xe buýt dễ khiến bạn mệt mỏi. Đặt xe công nghệ đến chùa là lựa chọn hợp lý giúp tiết kiệm thời gian và sức lực. Trong nhiều thương hiệu thì Xanh SM đang là dịch vụ đặt xe công nghệ được nhiều người yêu thích.

  • Dịch vụ đa dạng: Xanh SM Bike, Xanh SM Taxi, Xanh Luxury (có phân loại xe ô tô 4 chỗ7 chỗ).
  • 100% xe điện loại mới, siêu êm ái, không mùi xăng dầu, giúp khách hàng thoải mái ngay cả khi di chuyển đường dài.
  • Tài xế Xanh SM đã qua đào tạo bài bản, vững tay lái và thái độ chuyên nghiệp.
  • Phí đặt xe chi tiết, công khai rõ ràng và không tăng giá cước giờ cao điểm hay ngày lễ.
  • Có rất nhiều chương trình ưu đãi, đi càng nhiều – voucher càng “khủng”!

Nhanh tay tải ứng dụng Xanh SM để nhận ưu đãi cho người dùng đặt xe lần đầu tiên! Đừng quên để lại 1 đánh giá 5 sao cho tài xế nếu bạn cảm thấy hài lòng với chuyến đi nhé!

Đặt xe điện nhanh chóng - tiết kiệm - bảo vệ môi trường trên ứng dụng Xanh SM
Đặt xe điện nhanh chóng – tiết kiệm – bảo vệ môi trường trên ứng dụng Xanh SM (Ảnh: Xanh SM)

Nên lưu ý những gì khi đến tham quan chùa Kiêu Kỵ?

Khi đến những nơi linh thiêng như đình – đền – chùa Kiêu Kỵ, bạn cần chú ý:

  • Giữ tâm thanh tịnh, đi đứng nhẹ nhàng, y phục trang nghiêm kín đáo.
  • Không thắp hương quá nhiều tránh gây khói bụi ô nhiễm không khí, không rải tiền khắp nơi gây mất mỹ quan.
  • Nên xin tư vấn từ ban quản lý về cách thức, thứ tự thực hiện các lễ nghi tại nhà chùa.
  • Gửi xe ở nơi đúng quy định, không dừng xe chắn đường đi/trước cửa đền chùa.
  • Chú ý tự bảo quản tư trang, nhất là vào dịp lễ hội đông người.
  • Không tự ý sờ, cầm bất kỳ đồ vật, hiện vật nào tại chùa tránh làm hư hại di tích.
  • Giữ thái độ lịch sự, kính trọng với ban quản lý chùa cũng như người dân trong khu vực.
  • Không ngắt cành, bẻ cây bừa bãi trong chùa (có nhiều cây cổ thụ, cây hoa quý).

Ghé thăm một số ngôi chùa nổi tiếng gần chùa Kiêu Kỵ 

Gia Lâm là một huyện phía Đông Hà Nội, nơi có truyền thống lâu đời về các làng nghề, di tích lịch sử, đền chùa,… Đặc biệt, gần khu vực Kiêu Kỵ có rất nhiều ngôi chùa cổ kính và linh thiêng. Khi ghé thăm di tích đền – đình – chùa Kiêu Kỵ, bạn có thể tiện đường đến vãng cảnh các ngôi chùa gần đó:

Tham quan các ngôi chùa cổ quanh khu vực Kiêu Kỵ
Tham quan các ngôi chùa cổ quanh khu vực Kiêu Kỵ (Ảnh: Google Maps)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về chùa Kiêu Kỵ

Cụm di tích đình – đền – chùa Kiêu Kỵ vẫn luôn là điểm đến linh thiêng. Mỗi năm, ban quản lý chùa và người dân làng Kiêu Kỵ đều tổ chức các ngày hội làng, nhận được sự quan tâm và ghé thăm từ đông đảo quần chúng. Cùng xem mọi người đang bàn luận gì xoay quanh khu di tích nổi tiếng này nhé:

Tại sao lại được gọi là chùa Kiêu Kỵ?

Ý nghĩa tên “Chùa Kiêu Kỵ” rất giản dị, được lấy từ chính tên địa danh nơi xây dựng ngôi chùa. Hai chữ “Kiêu Kỵ” cũng có ý nghĩa đặc biệt vì nó gắn liền với sự kiện vua ban đất lập thái ấp cho Đức Thành Hoàng Nguyễn Chế Nghĩa.

Chùa Kiêu Kỵ được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hoá vào năm nào?

Chùa Kiêu Kỵ đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hoá năm 1996, do Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định.

Chùa Kiêu Kỵ được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa
Chùa Kiêu Kỵ được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa (Ảnh: chonthieng.com)

Trong tâm thức dân làng cùng du khách thập phương, đến Kiêu Kỵ là sẽ được hòa mình vào không gian thoáng mát, thanh tịnh, là nơi gửi gắm và lưu giữ lòng thành kính. Nếu có dịp, bạn nhớ ghé thăm chùa Kiêu Kỵ để hiểu hơn về vùng đất linh thiêng, cũng như dâng hương tỏ lòng thành trước Đức Thành Hoàng!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây