Top 13+ các bảo tàng ở TPHCM ấn tượng, nhất định phải đến một lần trong đời!

Các bảo tàng ở TPHCM không chỉ là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử mà còn là “viên ngọc quý” chứa kho tàng văn hóa đa dạng, độc đáo, thu hút thập khách tứ phương. Mỗi bảo tàng mang đến cho bạn cơ hội để khám phá câu chuyện riêng, từ vẻ đẹp của quá khứ đến hiện tại.

Hãy thử ghé thăm một trong các bảo tàng nổi tiếng ở TPHCM dưới đây để khiến hành trình khám phá thành phố của bạn thêm thú vị nhé!

Tên bảo tàngĐịa chỉ
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí MinhSố 2 Đ.Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranhSố 28 Đ. Võ Văn Tần, Q. 3, TP.HCM
Bảo tàng Tôn Đức ThắngSố 05 Đ Tôn Đức Thắng, Q. 1, TP.HCM
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí MinhSố 2 Đ. Lê Duẩn, Bến Nghé, Q. 1, TP.HCM
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ202 Đ. Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q. 3, TP.HCM
Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ (Quân khu 7)247 Đ. Hoàng Văn Thụ, P. 1, Tân Bình, TP.HCM
Bảo Tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng1 Đ. Nguyễn Tất Thành, P. 13, Q. 4, TP.HCM
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh97 P. Đức Chính, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP.HCM
Bảo tàng Áo Dài Việt NamP. Long Phước, Q. 9, TP.HCM
Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam41 Đ. Hoàng Dư Khương, P. 12, Q. 10, TP.HCM

Các bảo tàng đặc sắc tại thành phố Hồ Chí Minh

Các bảo tàng ở TPHCM mang đến những trải nghiệm tuyệt vời về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Trong đó, có khoảng 10 bảo tàng nổi tiếng mà bạn nhất định phải ghé thăm ít nhất một lần nếu ghé thăm thành phố.

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ bảo tàng: Số 2, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thời gian hoạt động: Từ thứ hai – Chủ Nhật hàng tuần.
  • Giờ mở cửa: Sáng 8:00 – 11:30 và chiều 13:00 – 17:00.
  • Giờ mở cửa: 
    • Sáng: 8:00 – 11:30.
    • Chiều: 13:00 – 17:00.
  • Giá vé:
    • Vé vào cổng thường: 30.000 VND/người.
    • Trẻ dưới 16 tuổi, học sinh, sinh viên, từ 60 tuổi trở lên, trường hợp đặc biệt,…: Giảm 50% vé.
    • Trẻ dưới 6 tuổi, khuyết tật đặc biệt, sổ hộ nghèo: Miễn phí.

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1929 với tiền thân là bảo tàng Blanchard de la Brosse. Nơi đây sở hữu hơn 40.000 hiện vật quý giá, phản ánh sự hình thành và phát triển văn hóa và lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.

Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh phản ánh sự hình thành và phát triển văn hóa TPHCM qua các thời kỳ.
Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh phản ánh sự hình thành và phát triển văn hóa TPHCM qua các thời kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không gian trưng bày tại bảo tàng gồm 8 phòng:

  • Phòng 1 – Thời Nguyên thủy (cách 500.000 năm – 2.879 trước CN): Trưng bày phát hiện khảo cổ về sự sống loài người cách đây 500.000 năm.
  • Phòng 2 – Thời Dựng nước, Giữ nước từ 3 nền văn hóa (2.879 trước CN – 938): Lưu giữ hiện vật từ 3 nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, Lâm Ấp, Phù Nam.
  • Phòng 3 – Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009): Các hiện vật từ sau trận chiến trên sông Bạch Đằng đến loạn 12 sứ quân và Lê Hoàn lập triều Tiền Lê.
  • Phòng 4 – Thời lý (10009 – 1225): Trưng bày các hiện vật về tôn giáo, văn hóa, pháp luật, chính trị, tôn giáo,… như đĩa, liễn, khối hoa sen,…
  • Phòng 5 – Thời Trần – Hồ (1226 – 1407): Bao gồm các hiện vật và phòng thuyết minh thời Trần như đồ gốm, trang sức, sự phát triển của chữ Nôm.
  • Phòng 9 – Thời Lê sơ – Mạc – Lê Trung Hưng (1428 – 1788): Trưng bày các hiện vật thời Lê sơ, Mạc và Lê Trung Hưng và chữ Quốc ngữ,…
  • Phòng 10 – Thời Tây Sơn (1771 – 1802): Các hiện vật từ thời Tây Sơn như tiền “Cảnh Thịnh Thông Bảo”, tiền “Quang Trung Thông Bảo” và “Thái Đức Thông Bảo”.
  • Phòng 12 – Thời Nguyễn (1802 – 1945): Bao gồm các hiện vật từ thời Nguyễn như hộp đựng sắc phong gỗ phủ sơn, bình phong bằng gỗ,…
Khu vực trưng bày bên trong bảo tàng Lịch sử TPHCM.
Khu vực trưng bày bên trong bảo tàng Lịch sử TPHCM. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

  • Địa chỉ bảo tàng: Số 28, đường Võ Văn Tần, Quận 3, TP.HCM.
  • Thời gian hoạt động: Từ thứ hai – Chủ Nhật hàng tuần.
  • Giờ mở cửa: 7:30 – 18:30.
  • Giá vé:
    • Người lớn: 40.000 VND/vé.
    • Trẻ em 6 – 16 tuổi, người cao tuổi (>60 tuổi): 20.000 VND/vé.
    • Người khuyết tật nặng, trẻ dưới 5 tuổi: Miễn phí.

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thành lập năm 1975, là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật phản ánh hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ. Bên trong bảo tàng có hơn 15.000 hiện vật và tư liệu, từ những chiếc máy bay phản lực, bom mìn đến các tài liệu ghi lại cuộc sống của người dân trong suốt thời kỳ chiến tranh.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi lưu giữ tư liệu về chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi lưu giữ tư liệu về chiến tranh chống Pháp và Mỹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng gồm 4 khu vực trưng bày như:

  • Tầng trệt: Trưng bày theo chủ đề “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975”.
  • Lầu 1: Trưng bày theo hai chuyên đề là “Tội ác chiến tranh xâm lược” và “Hậu quả chất độc da cam”.
  • Lầu 2: Trưng bày nhiều chuyên đề quan trọng như “Việt Nam – Chiến tranh và Hòa bình”, “Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam” và “Hồi niệm”.
  • Khu vực ngoài trời: Trưng bày hiện vật có kích thước lớn như xe tăng, bom mìn, máy bay chiến đấu, pháo binh,…
Các hiện vật súng được lưu trữ tại bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Các hiện vật súng được lưu trữ tại bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Tôn Đức Thắng

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Nhắc đến một trong các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh​ nổi tiếng, nhất định phải nhắc đến bảo tàng Tôn Đức Thắng. Bảo tàng thành lập năm 1988 với tên gọi ban đầu là “Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng”. Tại đây, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá, tư liệu về Bác Tôn.

Bảo tàng Tôn Đức Thắng trưng bày tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Bảo tàng Tôn Đức Thắng trưng bày tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Tôn Đức Thắng. (Ảnh: Sưu tầm từ bảo tàng Tôn Đức Thắng)

Bảo tàng có 5 phòng trưng bày thường trực và 1 phòng trưng bày chuyên đề, bao gồm:

  • Phòng trưng bày hình ảnh thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
  • Phòng Cuộc đời và sự nghiệp.
  • Phòng 15 năm tù Côn Đảo.
  • Phòng Bác Tôn tại ATK Việt Bắc.
  • Phòng Bác Tôn qua các tác phẩm mỹ thuật.
  • Phòng trưng bày Tặng phẩm.

Hệ thống trưng bày ban đầu của bảo tàng có khoảng 1000 hiện vật, tài liệu và hình ảnh. Sau nhiều đợt đón nhận hiến tặng, hiện bảo tàng đang lưu giữ hơn 16.500 hiện vật, tư liệu và phim tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Bảo tàng lưu giữ những hình ảnh về Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Bảo tàng lưu giữ những hình ảnh về Chủ tịch Tôn Đức Thắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh thành lập năm 1987, trong tòa nhà xây đầu thế kỷ XX từ thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, nơi đây là Trường cao đẳng Quốc phòng – Nơi đào tạo các sĩ quan cao cấp cho chính quyền Sài Gòn.

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh từng là Trường cao đẳng Quốc phòng cho chính quyền Sài Gòn cũ.
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh từng là Trường cao đẳng Quốc phòng cho chính quyền Sài Gòn cũ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay, bảo tàng có 2 khu trưng bày, bao gồm:

  • Khu ngoài trời: Trưng bày bộ sưu tập pháo phòng không của các đơn vị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh và bộ sưu tập xe quân sự,…
  • Khu trong nhà: Trưng bày hàng trăm hiện vật gốc, tài liệu và tài liệu khoa học theo 6 chuyên đề (gồm Hiệp điện Paris, Chiến thắng Phước Long, Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến dịch Huế – Đà Nẵng, sa bàn diễn biến dịch, Bộ chỉ huy Chiến dịch và chế độ Ngụy quyền miền Nam sụp đổ).

Ngoài các hiện vật, bảo tàng còn trưng bày hình ảnh phản ánh sức mạnh tinh thần của quần chúng nhân dân, từ nông thôn đến thành thị, nghệ thuật đánh giặc,…

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh trưng bày các hiện vật liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh trưng bày các hiện vật liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là một trong các bảo tàng ở TPHCM hiếm hoi lưu giữ và tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ miền Nam. Bảo tàng thành lập năm 1985 với tiền thân là Nhà truyền thống phụ nữ Nam Bộ.

Đến nay, bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là nơi giữ gìn, giáo dục và tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử thông qua 10 phòng trưng bày. Mỗi phòng phản ánh một chủ đề độc đáo, từ truyền thống văn hóa đến các đóng góp to lớn của phụ nữ trong các cuộc kháng chiến lịch sử.

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là nơi khám phá những câu chuyện lịch sử về sự kiên cường của phụ nữ Nam Bộ.
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là nơi khám phá những câu chuyện lịch sử về sự kiên cường của phụ nữ Nam Bộ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện tại, bảo tàng đang trưng bày khoảng 44.000 hiện vật và tài liệu, bao gồm bộ sưu tập trang phục, trang sức và các vật dụng hằng ngày của phụ nữ Nam Bộ xưa. 23 bộ sưu tập hiện vật hoàn chỉnh và 27 chuyên đề và lưu động về lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Trong đó, bảo tàng có 11 chuyên đề trưng bày cố định như:

  • Truyền thống của phụ nữ Việt Nam trước khi có Đảng.
  • Bác Hồ với phụ nữ miền Nam và phụ nữ miền Nam với Bác Hồ.
  • Quá trình hình thành và phát triển Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
  • Phụ nữ miền Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sau ngày thống nhất đất nước.
  • Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị.
  • Phụ nữ miền Nam trong các lực lượng vũ trang.
  • Phụ nữ miền Nam trong công tác ngoại giao.
  • Phụ nữ miền Nam trong các nhà tù thực dân – đế quốc.
  • Tín ngưỡng thờ Bà.
  • Trang phục, trang sức của phụ nữ các dân tộc ở miền Nam.
  • Nghề dệt thủ công truyền thống.
Trang phục phụ nữ Việt Nam theo từng nhóm dân tộc.
Trang phục phụ nữ Việt Nam theo từng nhóm dân tộc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ (Quân khu 7)

  • Địa chỉ bảo tàng: 247 Đ. Hoàng Văn Thụ, P. 1, Tân Bình, TP.HCM.
  • Thời gian hoạt động: Từ thứ hai – thứ sáu hàng tuần.
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 11:00 và 13:30 – 16:30.
  • Giá vé:
    • Người Việt Nam: Miễn phí.
    • Người nước ngoài: 40.000 VND/người cho vé vào cổng và 10.000 VND phí chụp ảnh.

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ (Quân khu 7).

Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ (bảo tàng Quân khu 7) thành lập năm 1988 và đón lượt khách đầu tiên năm 1990. Đến nay, bảo tàng đang trưng bày hơn 5000 hiện vật với tổng diện tích khoảng 17.500m2.

Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ.
Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ cũng là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam thuộc hệ thống bảo tàng hòa bình Thế giới. Nơi đây trưng bày hiện vật thành hai khu chính, gồm khu trưng bày ngoài trời và bảo tàng quân sự:

  • Khu trưng bày ngoài trời: Lựu pháo 122mm M-30, xe tăng M41, xe tăng M48A3, pháo tự hành M107, xe bọc thép chở quân M113, lựu pháo 155 mm M114, xe tăng T-54, mô hình cuộc tấn công Tết Mậu Thân vào Đại sứ quán Hoa Kỳ.
  • Khu bảo tàng quân sự: Bia tưởng niệm các đồng chí lãnh đạo, anh hùng hy sinh Quân khu 7, mô hình một số gian phòng địa đạo Củ Chi.

Các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng tái hiện những khoảnh khắc chân thật nhất của chặn đường 30 năm chống Mỹ của nhân dân. Trong đó, có không ít tượng đài, phương tiện, hình ảnh, hiện vật và vũ khí,… liên quan đến Quân khu 7 được trưng bày tại đây.

Mẫu hiện vật tại bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ.
Mẫu hiện vật tại bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng

  • Địa chỉ bảo tàng: 1 Đ. Nguyễn Tất Thành, P. 13, Q. 4, TP.HCM.
  • Thời gian hoạt động: Từ thứ hai – Chủ Nhật hàng tuần.
  • Giờ mở cửa: 7:30 – 11:30 sáng và 13:30 – 17:00 chiều.
  • Giá vé: 20.000 VND/người.

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng.

Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng là một trong các bảo tàng ở TPHCM gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tòa nhà Bến Nhà Rồng được xây dựng năm 1863 bởi người Pháp. Ban đầu, tòa nhà là trụ sở của hãng vận tải Messageries Maritimes.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng là nơi lý tưởng để lắng nghe hành trình cứu nước của Bác Hồ.
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng là nơi lý tưởng để lắng nghe hành trình cứu nước của Bác Hồ. (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Ngày 05/06/1911, nơi đây trở thành chứng nhân khi Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) rời Việt Nam tìm được cứu nước. Sau năm 1975, Bến Nhà Rồng được giữ lại làm di tích và trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh năm 1995.

Hiện tại, Bảo tàng Bến Nhà Rồng có 9 phòng trưng bày. Trong đó, 6 phòng đang lưu giữ hiện vật và tài liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không gian trưng bày sắp xếp theo 5 chủ đề chính như:

  • Chủ đề 1: Giai đoạn tuổi thơ và năm tháng thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1920).
  • Chủ đề 2: Tháng ngày Bác Hồ vận dụng tư tưởng của V.I. Lenin và sáng lập Đảng Cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam (1920 – 1930).
  • Chủ đề 3: Quá trình lãnh đạo Cách mạng tháng Tám, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (1930 – 1954).
  • Chủ đề 4: Bác Hồ lãnh đạo cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chỉ đạo đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 – 1969).
  • Chủ đề 5: Hành trình nhân dân Việt Nam thực hiện theo Di chúc của Bác, hoàn thành sự nghiệp giải phóng, xây dựng đất nước từ 1969 – nay.
Hình ảnh về Bác khi còn niên thiếu được lưu giữ tại bảo tàng.
Hình ảnh về Bác khi còn niên thiếu được lưu giữ tại bảo tàng. (Ảnh: Bảo tàng Bến Nhà Rồng)

Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ bảo tàng: 97 P. Đức Chính, P.g Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP.HCM.
  • Thời gian hoạt động: Thứ thứ hai – Chủ Nhật.
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00.
  • Giá vé:
    • Người lớn: 30.000 VND/vé.
    • Học sinh, sinh viên, người lớn tuổi, người khuyết tật: 15.000 VND/vé.
    • Trẻ dưới 6 tuổi và người lớn trên 60 tuổi: Miễn phí.

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng năm 1987 và đến 1991 mới bắt đầu đi vào hoạt động. Bảo tàng pha trộn giữa phong cách phương Đông lẫn phương Tây bằng sắc vàng chủ đạo, mái đỏ và diềm mái tráng men xanh lục.

Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với kiến trúc kết hợp Đông Tây.
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với kiến trúc kết hợp Đông Tây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng là nơi trưng bày, bảo quản các đồ vật mỹ thuật mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao theo từng thời kỳ. Cụ thể:

  • Tòa nhà thứ 1: Trưng bày hơn 21.000 đồ vật. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến những tác phẩm đương đại như BST Ký họa kháng chiến hoặc các tác phẩm từ họa sĩ của trường Đông Dương và Gia Định.
  • Tòa nhà thứ 2: Nơi tổ chức các buổi triển lãm nghệ thuật nói chung. Mỗi năm bảo tàng có khoảng 10 – 25 đợt trưng bày quy mô lớn các bức tranh họa sĩ Việt Nam lẫn Quốc tế.
  • Tòa nhà thứ 3: Du khách được chiêm ngưỡng mỹ thuật cổ và cận đại. Một số tác phẩm từ chất liệu độc đáo như gốm, gỗ từ văn hóa Chăm Pa, Óc Eo,…

Đặc biệt, một trong những điểm nhấn nổi bật nhất tại bảo tàng là bức tranh sơn mài “Vườn xuân Bắc Trung Nam” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Bức tranh được công nhận là Bảo vật quốc gia, thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Bức tranh “Vườn xuân Bắc Trung Nam” mô tả vẻ đẹp người phụ nữ 3 miền tràn đầy sức sống.
Bức tranh “Vườn xuân Bắc Trung Nam” mô tả vẻ đẹp người phụ nữ 3 miền tràn đầy sức sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Áo Dài Việt Nam

  • Địa chỉ bảo tàng: P. Long Phước, Q. 9, TP.HCM.
  • Thời gian hoạt động: Từ thứ hai – Chủ nhật (hàng tuần).
  • Giờ mở cửa: 8:30 – 17:30.
  • Giá vé:
    • Khách du lịch: 50.000 VND/vé.
    • Học sinh, sinh viên, trẻ em: 30.000 VND/vé.
    • Trẻ dưới 2 tuổi, người khuyết tật: Miễn phí.

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Áo Dài Việt Nam.

Bảo tàng Áo Dài Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động từ 2014, là nơi trưng bày và tôn vinh chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tại đây, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những bộ áo dài qua các thời kỳ, từ các thiết kế truyền thống đầu tiên đến những mẫu áo dài cách tân hiện đại.

Bảo tàng Áo Dài Việt Nam lưu giữ hình ảnh chiếc áo truyền thống.
Bảo tàng Áo Dài Việt Nam lưu giữ hình ảnh chiếc áo truyền thống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng hiện đang giữ hơn 300 mẫu áo dài truyền thống từ nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau như:

  • Áo dài thời Pháp thuộc.
  • Áo dài hở cổ Trần Lệ Xuân.
  • Áo đính cườm.
  • Áo năm thân, tứ thân.
  • Áo dài cách tân.

Ngoài ra, bảo tàng Áo Dài Việt nam còn có các mẫu áo dài làm từ chất liệu độc đáo như thổ cẩm, gốm,… Bên cạnh các chuyên đề trưng bày thường xuyên, bảo tàng còn tổ chức nhiều cuộc triển lãm ngắn ngày, hội thảo, tọa đàm về áo dài. Đặc biệt, du khách còn có cơ hội tham gia các chương trình hoạt động bổ ích về thiết kế, trực tiếp may áo dài.

Một số mẫu áo dài nổi bật tại Bảo tàng Áo Dài Việt Nam.
Một số mẫu áo dài nổi bật tại Bảo tàng Áo Dài Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam

  • Địa chỉ bảo tàng: 41 Đ. Hoàng Dư Khương, P. 12, Q. 10, TP.HCM.
  • Thời gian hoạt động: Từ thứ hai – Chủ nhật hàng tuần.
  • Giờ mở cửa: 8:30 – 17:00.
  • Giá vé:
    • Người lớn: 180.000 VND/vé.
    • Học sinh, sinh viên, người cao tuổi (>60 tuổi): 90.000 VND/vé.

Lưu ý: Giá vé trên là giá tham khảo tại thời điểm 2024. Để cập nhật thông tin giá vé mới nhất, vui lòng truy cập website chính thức của Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam chính thức khởi công năm 2004 và mở cửa năm 2007. Nơi đây lưu giữ những hiện vật phản ánh sự phát triển của y học cổ truyền Việt Nam qua các thời kỳ.

Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam lưu giữ các hiện vật về y học cổ truyền.
Bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam lưu giữ các hiện vật về y học cổ truyền. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện tại, bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam có gần 3000 hiện vật, gồm dụng cụ bào chế thuốc, vật dụng trong nghề bán thuốc và sách, tài liệu y học cổ truyền. Các hiện vật, tài liệu được bảo tàng lưu giữ thông qua 1 trệt 6 lầu gồm 18 phòng:

  • Phòng 1 – Niên biểu lịch sử Y học Cổ truyền Việt Nam.
  • Phòng 2 – Bàn thờ Y tổ.
  • Phòng 3 – Dụng cụ y học cổ truyền tiền sử.
  • Phòng 4 – Danh y Việt Nam.
  • Phòng 5 – Tháp Chàm.
  • Phòng 6 – Di tích Y học cổ truyền Việt Nam.
  • Phòng 7 – Cây y học cổ truyền Việt Nam.
  • Phòng 8 – “Việt Nam bản thảo” (dược liệu Việt Nam).
  • Phòng 9 – Dụng cụ bào chế.
  • Phòng 10 – Mô hình nhà thuốc bắc.
  • Phòng 11 – Bộ sưu tầm hũ rượu.
  • Phòng 12 – Bộ sưu tầm ấm chén đựng thuốc.
  • Phòng 13 – Bộ sưu tầm dụng cụ cân, giã nguyên liệu thuốc.
  • Phòng 14 – Bộ sưu tầm ấm sắc thang thuốc.
  • Phòng 15 – Bộ sưu tầm các loại bình rượu thuốc.
  • Phòng 16 – Thái y viện.
  • Phòng 17 – Phòng chiếu phim.
  • Phòng 18 – Quầy hàng lưu niệm.
Bên trong bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam.
Bên trong bảo tàng Y học Cổ truyền Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, TPHCM còn nổi tiếng với các bảo tàng khác như:

  • Bảo tàng địa chất.
  • Bảo tàng Phòng không Không quân.
  • Bảo tàng Nghệ thuật Quang San.

Cách di chuyển đến các bảo tàng tại Tp.HCM

TPHCM hiện đang có 17 bảo tàng, từ những bảo tàng lịch sử, văn hóa đến bảo tàng nghệ thuật. Mỗi bảo tàng mang đến cho du khách một cái nhìn đa dạng về quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Nếu bạn đang muốn di chuyển đến bảo tàng TPHCM, hãy chọn một trong các phương tiện di chuyển sau:

  • Xe máy: Hầu hết các bảo tàng ở TPHCM đều nằm ở trung tâm quận. Do đó, việc di chuyển bằng xe máy khá dễ dàng, thời gian di chuyển có thể chỉ từ 10 – 20 phút nếu đi từ những khách sạn gần trung tâm.
  • Xe buýt công cộng: Hầu hết các tuyến xe buýt đều đi qua các bảo tàng lớn, như tuyến 28 đi từ Chợ Lớn (Quận 6) đến Bảo tàng lịch sử TPHCM (Quận 1) trong 15 phút.
  • Ô tô và xe máy điện công nghệ: Xanh SM là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ di chuyển thân thiện, an toàn. Với Xanh SM, khách hàng có thể dễ dàng di chuyển đến bất kỳ bảo tàng yêu thích nào một cách nhanh chóng, chuyến đi thoải mái, tiết kiệm và an toàn.

Bạn có thể lựa chọn các dịch vụ như Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury, Xanh SM Bike. Mỗi dịch vụ đều được Xanh SM tuyển chọn những tài xế dày dặn kinh nghiệm, đảm bảo chuyến đi an toàn nhất. Không những thế, đơn vị sử dụng xe điện thân thiện môi trường, không phát thải, không tiếng ồn, không mùi khó chịu.

>> Khách hàng nếu có nhu cầu về dịch vụ đặt xe, chỉ cần liên hệ hotline 1900 2088 hoặc tải ứng dụng Xanh SM ngay tại đây!

Trải nghiệm ngay những chuyến xe Xanh không khói bụi, không tiếng ồn cùng nhiều ưu đãi (Ảnh: Xanh SM)
Trải nghiệm ngay những chuyến xe Xanh không khói bụi, không tiếng ồn cùng nhiều ưu đãi. (Ảnh: Xanh SM)

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây, Xanh SM đã tổng hợp một số câu hỏi về các bảo tàng ở TPHCM và giải đáp ngay cho bạn ngay sau đây:

1. TP.HCM có bao nhiêu bảo tàng?

Tại TP Hồ Chí Minh, hiện có 17 bảo tàng, gồm 11 bảo tàng công lập (7 bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố quản lý, 4 bảo tàng xếp hạng I, 3 bảo tàng xếp hạng II) và 6 bảo tàng tư nhân.

2. Bảo tàng nào miễn phí ở Sài Gòn?

Đa số các bảo tàng ở TP. HCM​ đều miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi và người lớn trên 70 tuổi. Ngoài ra 1 số bảo tàng miễn phí vé tham quan như Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh,… 

3. Các bảo tàng tại TP.HCM có hướng dẫn viên không?

Nhiều bảo tàng tại TP.HCM có dịch vụ hướng dẫn viên, đặc biệt là các bảo tàng lớn như Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Một số nơi cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc có phí.

4. Những bảo tàng nào ở TP.HCM phù hợp cho trẻ em?

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Dinh Độc Lập, Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bến Nhà Rồng và Bảo tàng Áo Dài là các lựa chọn lý tưởng để dẫn con em cùng tham quan.

5. Có cần đặt vé trước khi thăm bảo tàng tại TP.HCM không?

Đa số bảo tàng không yêu cầu đặt vé trước, nhưng nếu đi theo nhóm số lượng lớn hoặc tham gia sự kiện đặc biệt, bạn nên liên hệ trước để đảm bảo dịch vụ.

Xem thêm:

Các bảo tàng ở TPHCM không chỉ đơn thuần là nơi tham quan mà còn là cơ hội để mỗi du khách tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của thành phố. Hãy lên kế hoạch tham quan bảo tàng ngay để mỗi hành trình của bạn thêm ý nghĩa nhé! Đừng quên, hãy để Xanh SM đồng hành cùng bạn trên những chuyến đi an toàn, thân thiện môi trường nhé!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây