Địa đạo Củ Chi: Khám phá di tích lịch sử từ lòng đất

Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Bắc. Đến đây, du khách vừa được lắng nghe những câu chuyện lịch sử hào hùng, vừa có cơ hội khám phá “đường hầm dài nhất thế giới”. Hãy cùng Xanh SM tìm hiểu vẻ đẹp và những điều đặc biệt chỉ có ở địa đạo Củ Chi nhé!

Giới thiệu sơ lược về di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi là hệ thống phòng thủ dưới lòng đất, bắt đầu xây dựng vào thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Đây là trận địa quân sự độc nhất vô nhị, cũng là đường hầm dài nhất thế giới (khoảng 250km). Địa đạo Củ Chi đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của thành phố Hồ Chí Minh.

Địa đạo Củ Chi tiếng Anh là gì? – Cách gọi tên và thông tin điểm khu di tích Củ Chi bằng tiếng Anh như sau:

  • Địa đạo Củ Chi: Cu Chi Tunnel.
  • Địa đạo Bến Dược: Ben Duoc Tunnel.
  • Địa đạo Bến Đình: Ben Dinh Tunnel.
  • Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi: Historic Relics & Cu Chi Tunnel Complex.
  • Khu giải phóng Củ Chi:  The stimulation area of Cu Chi liberated area.
Toàn cảnh địa đạo Củ Chi qua mô hình lát cắt (Ảnh: vietnamtourism.gov.vn)
Toàn cảnh địa đạo Củ Chi qua mô hình lát cắt (Ảnh: vietnamtourism.gov.vn)

Địa đạo Củ Chi ở đâu?

Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử – văn hóa thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh. Đây là hệ thống phòng thủ trong lòng đất, nơi nông nhất cách mặt đất 3m, có nơi sâu nhất hơn 12m. Khu bảo tồn địa đạo hiện nay được làm 2 khu vực tham quan. Địa chỉ địa đạo Củ Chi tương ứng hai khu vực cụ thể như sau:

  • Địa đạo Bến Dược: Nay thuộc địa phận ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Khi xưa, đây là căn cứ Khu ủy thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.
  • Địa đạo Bến Đình: Nay thuộc ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.

Giờ mở cửa và giá vé tham quan địa đạo Củ Chi

Giờ mở cửa địa đạo Củ Chi được giới hạn vào ban ngày – Từ 7:00 đến 17:00 tất cả các ngày trong tuần. Để đảm bảo an toàn, ban quản lý không cho du khách vào khu di tích khi trời tối. Do ở đây có nhiều đường hầm nhỏ, hẹp và sâu, sẽ nguy hiểm nếu khách du lịch vô tình lạc vào hầm.

Giá vé địa đạo Củ Chi 2024 như sau:

Đối tượngGiá vé vào cổng (VNĐ/người/lượt)Giá vé khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi (VNĐ/người/lượt)
Người Việt Nam trên 18 tuổi35.00065.000
Người nước ngoài70.000
Trẻ em 7 – 16 tuổi, học sinh, sinh viênGiảm 50% so với giá vé người lớn
Người khuyết tật, lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 7 tuổi, người cao tuổi, hộ nghèoMiễn phí
Bảng tổng hợp giá vé vào cổng và vé tham quan khu tái hiện giải phóng địa đạo Củ Chi

Ý nghĩa của việc tham quan địa đạo Củ Chi

Giá trị của địa đạo Củ Chi là vô cùng to lớn dù trong thời chiến hay thời bình. Đây là trận địa sáng tạo và đầy biến hóa, do quân và dân Củ Chi đoàn kết xây dựng. Trong thời chiến, địa đạo là nơi trú ẩn và chiến đấu của bộ đội Việt Nam trong suốt 30 năm chống quân xâm lược (1945 – 1975).

Trong thời bình, di tích địa đạo Củ Chi là biểu tượng bất diệt của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần sáng tạo, nghị lực phi thường và khát vọng hòa bình của dân tộc. Đến đây, các bạn trẻ Việt Nam sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống và môi trường chiến đấu khắc nghiệt của người lính. Qua đó, khích lệ tinh thần dân tộc và lòng biết ơn của thế hệ trẻ đến các vị anh hùng.

Thăm địa đạo Củ Chi là cơ hội giúp thế hệ trẻ thêm hiểu và trân quý công lao của người đi trước (Ảnh: plo.vn)
Thăm địa đạo Củ Chi là cơ hội giúp thế hệ trẻ thêm hiểu và trân quý công lao của người đi trước (Ảnh: plo.vn)

Đối với du khách nước ngoài, địa đạo Củ Chi là lời tố cáo đanh thép về tội ác của nước xâm lược, chứng minh chính nghĩa thuộc về dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn bè thế giới tìm hiểu và thán phục trước năng lực sáng tạo, chiến thuật quân sự đỉnh cao của quân và dân Việt Nam.

Lịch sử địa đạo Củ Chi – chứng tích anh hùng

Địa đạo củ chi xây dựng năm nào? Địa đạo Củ Chi được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương (chống Pháp) và thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1948 – 1968). Ban đầu, địa đạo chỉ là những đoạn rất ngắn, cấu trúc đơn giản, chủ yếu để làm nơi ẩn nấp cho bộ đội, cất giấu vũ khí và tài liệu quân sự.

Lịch sử hình thành địa đạo Củ Chi

Giai đoạn 1948 – 1960, người dân Củ Chi đã chung tay đào rất nhiều mật hầm nhỏ lẻ, để giúp cán bộ Việt Minh ẩn nấp an toàn. Mỗi làng, xóm đều tự đào rất nhiều đoạn hầm như vậy. Sau này, do nhu cầu liên lạc, các hầm được nối liền lại và trở thành hệ thống địa đạo sơ khai. Càng về sau, hệ thống địa đạo càng nối dài và phức tạp hơn. Các đoạn hầm được cải tiến, trở thành nơi che giấu lực lượng và liên lạc hiệu quả.

Bản đồ địa đạo Củ Chi với các hầm bí mật được nối liền nhau (Ảnh: dansinh.dantri.com.vn)
Bản đồ địa đạo Củ Chi với các hầm bí mật được nối liền nhau (Ảnh: dansinh.dantri.com.vn)

Giai đoạn 1961 – 1965, các đoạn hầm tập trung nhiều nhất ở 6 xã phía Bắc huyện Củ Chi, chúng được thông nối trở thành trục “xương sống” của địa đạo.  Từ đây, hệ thống địa đạo được phân nhánh rồi tiếp tục phân tầng. Dần dần, nơi đây trở thành một công trình liên hoàn: có chiến hào, khu sinh hoạt, phòng họp, kho lương, kho quân y, bếp Hoàng Cầm,…

Đến năm 1965, hệ thống địa đạo cơ bản được hoàn thành, sơ đồ địa đạo Củ Chi có cấu trúc gần giống như ngày nay. Lúc này Địa đạo Củ Chi dài bao nhiêu km? – Tổng chiều dài địa đạo khi đó ước tính khoảng 200km, được phân làm 3 tầng:

  • Tầng trên: Nơi cách mặt đất nông nhất khoảng 3m.
  • Tầng giữa: Nơi cách mặt đất nông nhất khoảng 5m, sâu nhất chừng 8m.
  • Tầng cuối: Nơi cách mặt đất sâu nhất hơn 12m.
 Địa đạo Củ Chi bao gồm rất nhiều đường hầm lớn nhỏ nối liền nhau (Ảnh: Sưu tầm internet)
Địa đạo Củ Chi bao gồm rất nhiều đường hầm lớn nhỏ nối liền nhau (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chứng tích lịch sử quý giá

Địa đạo Củ Chi là chứng tích quân sự – lịch sử – văn hóa quý giá, nơi diễn ra hai cả hai hoạt động chống Pháp và chống Mỹ cứu nước:

  • Trong chiến tranh Đông Dương, đường hầm là nơi trú ẩn của lực lượng Việt Minh. Nhờ địa đạo, rất nhiều chiến sĩ đã thoát khỏi sự truy lùng của thực dân Pháp, bảo vệ nhiều mật tin quan trọng.
  • Trong thời kỳ chống Mỹ, địa đạo trở thành căn cứ chiến lược cho nhiều trận đánh lớn, tiêu biểu là Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Địa đạo đã góp phần to lớn vào nhiều thành công của lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Hệ thống hầm Củ Chi được xây dựng và bảo vệ bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào Việt Nam. Với giá trị và tầm vóc chiến lược to lớn, địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa công nhận và trở thành Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia. Trong đó:

  • Địa đạo Bến Dược: Được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia, ngày 29 – 04 – 1979.
  • Địa đạo Bến Đình: Được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia, ngày 15 – 12 – 2004.
Hình ảnh bếp Hoàng Cầm nổi tiếng ở di tích địa đạo Củ Chi (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hình ảnh bếp Hoàng Cầm nổi tiếng ở di tích địa đạo Củ Chi (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn đường đi đến địa đạo Củ Chi

Đường đến địa đạo Củ Chi không quá phức tạp và khó đi, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương tiện cá nhân nếu muốn. Tuy nhiên, khu di tích cách trung tâm Sài Gòn khá xa (khoảng 80km), để đảm bảo an toàn thì bạn nên sử dụng xe buýt hoặc thuê taxi.

Bản đồ các tuyến đường lớn gần khu di tích địa đạo Củ Chi (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bản đồ các tuyến đường lớn gần khu di tích địa đạo Củ Chi (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đi bằng xe buýt

Có khá nhiều tuyến xe buýt đi quanh khu vực Hồ Chí Minh vào trạm dừng gần Củ Chi địa đạo. Các bạn có thể tham khảo một số chuyến xe có điểm dừng gần khu di tích nhất sau đây:

  • Đi địa đạo Bến Dược:
    • Lên xe buýt 13 từ Bến Thành tới bến xe Củ Chi, sau đó bắt xe buýt 79 (Củ Chi – Dầu Tiếng) để đến địa đạo Bến Dược.
    • Lên xe buýt 94  từ Chợ Lớn tới bến xe Củ Chi, sau đó bắt xe buýt 79 để dừng ở địa đạo Bến Dược.
  • Đi địa đạo Bến Đình:
    • Lên xe buýt 13 (Bến Thành – Củ Chi) để xuống trạm dừng Bến xe An Sương. Sau đó bắt xe buýt 122 và xuống trạm dừng bến xe Tân Quy. Tiếp tục bắt xe buýt 70 để xuống trạm bến xe Bến Đình, từ đây đi bộ thêm 80m là đến nơi.
    • Lên xe buýt 94 (Chợ Lớn – Củ Chi) để xuống trạm Bến xe An Sương. Sau đó bắt xe buýt 122 rồi xuống trạm Bến xe Tân Quy. Tiếp tục bắt xe buýt 70  là tới trạm địa đạo Bến Đình.
Hướng dẫn bắt xe buýt từ trung tâm Sài Gòn đến địa đạo Củ Chi (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hướng dẫn bắt xe buýt từ trung tâm Sài Gòn đến địa đạo Củ Chi (Ảnh: Sưu tầm internet)

Sử dụng phương tiện cá nhân

Nếu bạn đi ô tô, xe máy tự lái, có thể từ trung tâm thành phố đến khu di tích Củ Chi theo tuyến đường sau: Bắt đầu từ Bến Thành – đi qua đường CMT8 – đi dọc theo tuyến đường Trường Chinh – ngã tư An Sương – Hóc Môn – chạy theo tỉnh lộ 15 – qua cầu Sáng – qua Ngã tư Tân Quy – đi đến cầu Bến Nẩy – Chợ Phú Hòa Đông – địa đạo Củ Chi.

Tuyến đường đến di tích lịch sử Củ Chi đi bằng xe máy, ô tô cá nhân (Ảnh: Sưu tầm internet)
Tuyến đường đến di tích lịch sử Củ Chi đi bằng xe máy, ô tô cá nhân (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thuê taxi đến địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi cách khá xa trung tâm Sài Gòn, các bạn không quen thuộc đường nên thuê taxi di chuyển đến khu di tích để đảm bảo an toàn, đúng lộ trình. Bật mí với bạn, dịch vụ đặt xe online của Xanh SM đang nhận được nhiều sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng vì sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.

  • Các dòng xe được Xanh SM sử dụng đều là các phương tiện mới, chạy bằng động cơ điện êm ái, không khí thải, không gây mùi xăng dầu.
  • Giao diện đặt xe đơn giản, trực quan và dễ dàng sử dụng cho nhiều độ tuổi khách hàng.
  • Có nhiều gói dịch vụ khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng như GreenCar (gói VF e34, gói VF5), LuxuryCar (gói VF8).
  • Thông tin giá cước, lộ trình và thời gian di chuyển được hiển thị rõ ràng để người dùng nắm bắt.
  • Đa dạng hình thức thanh toán như: Ví điện tử, quét QR, trả tiền mặt,…
  • Ứng dụng thường xuyên cập nhật voucher giảm giá, giúp khách hàng tiết kiệm đáng kể chi phí thuê xe.

Tải ngay ứng dụng đặt xe Xanh SM ngay tại đây để nhận voucher dành cho khách hàng mới nhé! Nếu cần hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 2088 để được tư vấn miễn phí!

Dịch vụ đặt xe trực tuyến trên Xanh SM tiện lợi, an toàn, thoải mái cho người dùng (Ảnh: Xanh SM)
Dịch vụ đặt xe trực tuyến trên Xanh SM tiện lợi, an toàn, thoải mái cho người dùng (Ảnh: Xanh SM)

Lưu ý khi tham quan địa đạo Củ Chi

Ban quản lý khu di tích địa đạo Củ Chi không có quá nhiều yêu cầu khắt khe đối với khách du lịch. Tuy nhiên, do đặc thù của các hoạt động tham quan – trải nghiệm ở di tích nên có vài vấn đề bạn nên lưu ý trước.

Lưu ý khi tham quan

Để có một chuyến tham quan vui vẻ và trọn vẹn nhất, bạn hãy nhớ:

  • Chuẩn bị trước khi đi: Khu di tích nằm ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng, mang mũ để chống nắng tốt hơn.
  • Đảm bảo sức khỏe: Cách thức tham quan địa đạo Củ Chi thú vị nhất là bạn được chui hầm – trải nghiệm ở dưới lòng đất. Tuy nhiên, những ai bị huyết áp thấp chỉ nên tham quan bên ngoài hoặc tham quan khu vực các đường hầm lớn.
  • Mặc trang phục phù hợp: Hãy mặc đồ gọn gàng, đi giày thể thao để tiện di chuyển thăm quan trong đường hầm.
  • Không cần chuẩn bị đồ ăn, uống: Gần di tích có nhiều quán xá với đa dạng đặc sản, bạn không cần mang quá nhiều đồ ăn nước uống tránh mang vác nặng nề.
  • Mua đồ lưu niệm: Nên mua đồ lưu niệm tại cửa hàng trong di tích, các sản phẩm ở đây được niêm yết giá rõ ràng. Nếu mua ở ngoài cần hỏi giá trước để tránh tình trạng bị hét giá.
  • Đối với du khách đi tour địa đạo Củ Chi: Nên theo sát hướng dẫn viên để tránh bị lạc đường và được nghe thuyết minh về những câu chuyện lịch sử hấp dẫn tại di tích.
  • Đối với khách du lịch cá nhân: Lắng nghe kỹ hướng dẫn của các thành viên ban quản lý di tích, không tự ý vào hầm khi chưa có sự đồng ý và theo dõi của nhân viên hướng dẫn.
Những lưu ý khi tham quan khu di tích Củ Chi dưới lòng đất (Ảnh: Sưu tầm internet)
Những lưu ý khi tham quan khu di tích Củ Chi dưới lòng đất (Ảnh: Sưu tầm internet)

FAQ – Mọi người cũng hỏi về địa đạo Củ Chi

Để hiểu hơn về địa đạo Củ Chi, chúng ta hãy cùng đến những câu hỏi thường gặp liên quan đến khu di tích lịch sử này:

Địa đạo Củ Chi ở tỉnh nào?

Khu di tích địa đạo Củ Chi tọa lạc trên đường tỉnh lộ 15 thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh.

Địa đạo Củ Chi bao nhiêu tiền một vé?

Hiện nay, giá vé du lịch Địa đạo Củ Chi dao động từ 20.000 VNĐ – 30.000 VNĐ/ người. Giá vé thăm quan Khu tái hiện Vùng giải phóng là 65.000 đồng/người/lượt. Cụ thể giá vé vào cổng khu di tích địa đạo Củ Chi, được áp dụng như sau:

  • 35.000 VNĐ/người đối với du khách Việt Nam; trẻ em 7 – 16 tuổi và học sinh, sinh viên được giảm 50%.
  • 70.000 VNĐ/người đối với du khách nước ngoài.
  • Miễn phí với đối tượng là người khuyết tật, lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 7 tuổi, người cao tuổi, hộ nghèo.
Du khách tham quan và trải nghiệm tại khu di tích địa đạo Củ Chi (Ảnh: Sưu tầm internet)
Du khách tham quan và trải nghiệm tại khu di tích địa đạo Củ Chi (Ảnh: Sưu tầm internet)

Địa đạo Củ Chi đi mất bao lâu?

Du khách cần khoảng 2 – 3 giờ để tham quan địa đạo Củ Chi. Thời gian chủ yếu dành cho các hoạt động: Tham quan các hầm ngầm, chụp ảnh, tìm hiểu lịch sử địa đạo, thưởng thức ẩm thực,… Ngoài ra, nếu muốn tham gia các hoạt động tập trận, bạn cần dành ra từ 4 – 5 giờ cho toàn bộ chuyến đi để vui chơi thoải mái nhất.

Hệ thống địa đạo Củ Chi đào trong bao nhiêu năm?

Hệ thống địa đạo Củ Chi được đào trong suốt hơn 21 năm ròng rã, do quân và dân Việt Nam cùng chung tay, vừa xây dựng địa đạo, vừa làm căn cứ tác chiến. Bắt đầu từ những căn hầm trú ẩn nhỏ lẻ (từ năm 1948), đến cuối năm 1968 địa đạo cơ bản được hình thành và giống với di tích chúng ta thấy ngày nay.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ bài viết giới thiệu về địa đạo Củ Chi – di tích lịch sử dưới lòng đất. Hy vọng bài viết này có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích cho hành trình du lịch địa đạo Củ Chi của bạn!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây