Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam – Nơi tôn vinh cốt cách người phụ nữ

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là nơi lưu trữ số lượng lớn hiện vật, tài liệu có giá trị nhằm tôn vinh vẻ đẹp và sức mạnh của người phụ nữ Việt qua các thời kỳ. Qua đây, bạn sẽ hiểu được vai trò và sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam.

Giới thiệu về Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại Hà Nội là nơi lưu giữ, bảo quản, trưng bày và nghiên cứu các di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa phụ nữ Việt Nam. Bảo tàng lưu giữ hơn 30.000 hiện vật, tài liệu có giá vị về người phụ nữ, phản ảnh vai trò và những đóng góp của họ qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Bảo tàng phụ nữ Việt Nam - Nơi tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bảo tàng phụ nữ Việt Nam – Nơi tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1987, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập, trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chính là người đặt nền móng cho sự ra đời của Bảo tàng. Công trình này được xem là một lời hứa của bà Nguyễn Thị Định với phụ nữ Việt Nam.

Tòa nhà Bảo tàng năm 1987 (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)
Tòa nhà Bảo tàng năm 1987 (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Năm 1991, bảo tàng bắt đầu khởi công xây dựng. Đến năm 1995 đã chính thức khánh thành và mở cửa đón khách tham quan.

Tòa nhà Bảo tàng năm 1995 (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Năm 2010, bảo tàng được nâng cấp lên diện mạo mới là hệ thống trưng bày thường xuyên. Ba chủ đề xuyên suốt tại Bảo tàng gồm: Phụ nữ trong gia đình, Phụ nữ trong Lịch sử, Thời trang phụ nữ. Ngoài ra, còn có một chuyên đề đặc biệt về Tín ngưỡng thờ Mẫu, được chia thành 4 nội dung: Mẫu, Tâm, Đẹp và Vui.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với 3 chủ đề xuyên suốt (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với 3 chủ đề xuyên suốt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ năm 2015-2016, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Lọt vào top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do trang web tripAdvisor bình chọn, đồng thời nhận giải thưởng “Phụ nữ Việt Nam 2015”. 

Ngoài ra, bảo tàng cũng được vinh danh là “Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam” do Tổng cục Du lịch trao tặng, khẳng định vị trí quan trọng của mình trong ngành du lịch và văn hóa nước nhà.

Từ khi khánh thành, bảo tàng không ngừng cải tiến, tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm để giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế những bộ sưu tập có giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến phụ nữ Việt Nam.

Toàn cảnh bên ngoài của bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Toàn cảnh bên ngoài của bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông tin địa chỉ và giờ mở cửa

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm trên một trong những con phố đẹp nhất Hà Nội. Vị trí thuận lợi ngay tại trung tâm Hà Nội, chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 10 phút đi bộ. Vì vậy, nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách ghé đến.

Vị trí của bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)
Vị trí của bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trên bản đồ (Ảnh: Google Maps)
  • Giờ mở cửa: Từ 8:00 – 17:00, từ thứ Hai đến Chủ nhật.  

Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan từ 8h sáng đến 17h chiều tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên, vào những thời điểm có sự kiện đặc biệt, giờ mở cửa có thể thay đổi. Vì vậy, bạn nên kiểm tra thông tin trên website và fanpage của bảo tàng hoặc gọi điện trực tiếp để  xác nhận giờ hoạt động trước khi đến tham quan.

Giá vé tham quan bảo tàng

  • Người lớn: 40.000 VNĐ/lượt
  • Sinh viên/Hội viên Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 20.000 VNĐ/lượt (yêu cầu xuất trình thẻ).
  • Trẻ em/học sinh: 10.000 VNĐ/lượt

Bạn có thể mua vé tham quan bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lối vào chính ở tầng 1 hoặc đặt mua vé trực tuyến trên website của bảo tàng (Baotangphunu.org.vn)

Lưu ý: Giá vé trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mức giá có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian tham quan hoặc dịch vụ, sự kiện đi kèm tại thời điểm đó.

Hướng dẫn viên đang giới thiệu nét đặc trưng trong văn hóa hôn nhân của người phụ nữ xưa (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hướng dẫn viên đang giới thiệu nét đặc trưng trong văn hóa hôn nhân của người phụ nữ xưa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không gian trưng bày bên trong bảo tàng có gì đặc biệt?

Không gian trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được chia thành nhiều khu vực riêng biệt, giúp bạn tìm hiểu toàn diện về chân dung, vai trò, đóng góp và sự hy sinh của người phụ nữ Việt Nam qua từng thời kỳ của đất nước. Cụ thể:

Các bộ sưu tập tiêu biểu

Khu vực trưng bày thường xuyên của Bảo tàng gồm hơn 1000 tài liệu, hiện vật và tranh ảnh được bố trí tại tầng 2, 3, 4 với ba chủ đề chính: Phụ nữ trong Gia đình, Phụ nữ trong Lịch sử và Thời trang Phụ nữ.

BST phụ nữ trong Gia đình

Được trưng bày ở tầng 2, chủ đề này làm nổi bật lên hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong vai trò làm vợ. Đồng thời cũng giới thiệu các nghi lễ, phong tục và tập tục truyền thống liên quan đến hôn nhân, sinh nở và cuộc sống gia đình.

Không gian trưng bày chủ đề người Phụ nữ trong Gia đình (Ảnh: artLIVE)
Không gian trưng bày chủ đề người Phụ nữ trong Gia đình (Ảnh: artLIVE)

BST phụ nữ trong Lịch sử

Tầng 3 của bảo tàng được dùng để giới thiệu vai trò và những đóng góp to lớn của những nữ dân công, các chiến sĩ và mẹ Việt Nam anh hùng trong lịch sử với những phẩm chất: nhân hậu, bất khuất, kiên cường, đảm đang và bản lĩnh được ghi dấu từ những cuộc kháng chiến đến khi xây dựng đất nước trong cuộc sống hiện đại.

Vẻ đẹp và hiện vật lịch sử của người phụ nữ trong giiai đoạn kháng chiến được tái hiện lại trong bảo tàng (Ảnh: artLIVE) 
Vẻ đẹp và hiện vật lịch sử của người phụ nữ trong giiai đoạn kháng chiến được tái hiện lại trong bảo tàng (Ảnh: artLIVE) 

BST thời trang Phụ nữ

Tầng 4 là nơi trưng bày chủ đề Thời trang Phụ nữ với những bộ trang phục, trang sức, đồ trang điểm,… của phụ nữ thuộc 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi bộ sưu tập đều phản ánh đặc trưng văn hóa riêng biệt của từng vùng miền.

Bộ sưu tập trang phục 54 dân tộc được tái hiện vô cùng tinh tế (Ảnh: artLIVE)
Bộ sưu tập trang phục 54 dân tộc được tái hiện vô cùng tinh tế (Ảnh: artLIVE)

Trưng bày những chuyên đề bảo tàng đã tổ chức thành công

Bảo tàng đã nghiên cứu và tổ chức thành công nhiều triển lãm chuyên đề, mang đến những góc nhìn đa chiều về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với các chủ đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, vấn đề xã hội, bình đẳng giới,… Một số triển lãm chuyên đề nổi bật như:

  • Tín ngưỡng thờ Mẫu: Triển lãm “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm – Đẹp – Vui”  tôn vinh văn hóa mang tính bản địa của tín ngưỡng thờ Mẫu – một nét đẹp trong đời sống tâm linh gắn liền với hình ảnh người phụ nữ.
Không gian Tín ngưỡng thờ Mẫu (Ảnh: artLIVE)
Không gian Tín ngưỡng thờ Mẫu (Ảnh: artLIVE)
  • Không gian nghệ thuật đương đại: Đây là không gian dành riêng cho các nghệ sĩ trẻ, được trưng bày tại tầng 5. Tại đây họ được thỏa sức sáng tạo và thể hiện những tác phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa, nghệ thuật hiện đại.
Nghệ thuật đương đại được tái hiện qua hình ảnh người phụ nữ (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)
Nghệ thuật đương đại được tái hiện qua hình ảnh người phụ nữ (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)
  • Hành trình khởi nghiệp: Triển lãm tôn vinh 15 người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu – họ đã vượt qua mọi khó khăn, rào cản để bước đầu khởi nghiệp thành công trong các lĩnh vực: giáo dục trẻ em, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe cho người yếu thế, chế biến thực phẩm sạch, du lịch cộng đồng,…
Những tấm áp phích tôn vinh 15 người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Những tấm áp phích tôn vinh 15 người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bộ sưu tập hiện vật nổi bật

Kể từ khi thành lập, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã sưu tầm được gần 30.000 tài liệu và hiện vật quý quá, ghi dấu vai trò và những đóng góp quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. 

Bộ sưu tập vòng tay (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)
Bộ sưu tập vòng tay (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Bộ sưu tập phong phú của bảo tàng được phản ánh thông qua các hiện vật, sự đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và giữ gìn đất nước. 

Ngoài ra, việc lựa chọn cách giới thiệu thông qua chủ đề, bảo tàng đã giúp du khách có cái nhìn sâu sắc hơn về các hiện vật. Qua đó gìn giữ được bản sắc dân tộc, văn hoá để truyền tải tới đời sau hay bạn bè quốc tế.

Bộ sưu tập vòng cổ (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)
Bộ sưu tập vòng cổ (Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Câu chuyện về người phụ nữ trong gia đình

Hình ảnh người phụ nữ trong gia đình, được bảo tàng tái hiện thông qua các câu chuyện của họ khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Từ một cô gái đôi mươi lấy chồng tới khi làm mẹ, làm vợ đã có sự thay đổi như thế nào? Điều này thể hiện được người phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng tổ ấm, giữ lửa hạnh phúc gia đình.

Những hiện vật truyền thống được lưu trữ trong không gian người phụ nữ gia đình (Ảnh: artLIVE)
Những hiện vật truyền thống được lưu trữ trong không gian người phụ nữ gia đình (Ảnh: artLIVE)

Trong không gian bài trí này, những giá trị truyền thống được tái hiện thông qua những hiện vật lịch sử, những tập tục, nghi lễ và các kinh nghiệm cổ xưa trong hôn nhân. Tất cả đều được tái hiện rõ nét và chân thực để du khách có được cái nhìn chính xác về người phụ nữ trong gia đình.

Toàn cảnh khu trưng bày câu chuyện người Phụ nữ trong Gia đình (Ảnh: artLIVE)
Toàn cảnh khu trưng bày câu chuyện người Phụ nữ trong Gia đình (Ảnh: artLIVE)

Ngoài ra, ở cánh cửa phía tây còn bài trí một triển lãm thuần Việt, tái hiện vẻ đẹp tâm linh được gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu. Một không gian huyền bí nhưng lại thể hiện được ba nét đẹp của người phụ nữ đó là: Sắc đẹp – Tâm hồn – Nhân ái. Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng được UNESCO công nhận và đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo tồn.

Câu chuyện về người phụ nữ trong lịch sử

Tại tầng 3 của bảo tàng là không gian trưng bày hình ảnh và những câu chuyện xúc động của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến. Vẻ đẹp của họ được tái hiện vô cùng hào hùng không chỉ đóng vai trò làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, mà còn hi sinh và trực tiếp tham gia chiến đấu cho Dân tộc.

Hình ảnh những bà mẹ Việt Nam anh hùng được tôn vinh tại tầng 3 của bảo tàng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hình ảnh những bà mẹ Việt Nam anh hùng được tôn vinh tại tầng 3 của bảo tàng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài vinh danh và giới thiệu những đóng góp to lớn của các thế hệ phụ nữ trong giai đoạn kháng chiến. Bảo tàng còn kể lại những câu chuyện cuộc đời, sự dũng cảm hy sinh để giành độc lập cho dân tộc và thống nhất đất nước.

Tầng 3 này, cũng có một góc nhỏ riêng biệt trưng bày hình ảnh những người mẹ Việt Nam anh hùng. Qua đây hình ảnh của người phụ nữ được thể hiện rõ nét những phẩm chất cao cả như: nhân hậu, nghị lực, bản lĩnh và nhiệt huyết của mình để dành được những điều thiêng liêng và cao quý.

Khu trưng bày và tưởng niệm nét đẹp kháng chiến của Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: artLIVE)
Khu trưng bày và tưởng niệm nét đẹp kháng chiến của Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: artLIVE)

Câu chuyện về thời trang phụ nữ các dân tộc

Bộ sưu tập thời trang đặc sắc từ 54 dân tộc Việt Nam là một điểm nhấn không thể bỏ qua khi ghé thăm bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Nằm tại tầng 4, không gian bên trong được bài trí gọn gàng và chia theo từng khu vực. 

Khu vực thời trang thì trưng bày các trang phục truyền thống của từng vùng miền, từng dân tộc khác nhau. Điểm chung là khi nhìn vào, mỗi bộ trang phục đều thể hiện rõ sự tinh tế và văn hoá đa dạng của phụ nữ Việt Nam.

Bộ sưu tập trang phục truyền thống 54 dân tộc anh em (Ảnh: artLIVE)
Bộ sưu tập trang phục truyền thống 54 dân tộc anh em (Ảnh: artLIVE)

Khu vực phụ kiện, đồ trang điểm thì rất nhiều các sản phẩm tinh xảo, công nghệ dệt may thủ công cực kỳ xuất sắc. Mỗi hiện vật được trưng bày lại thể hiện được cách sinh hoạt của họ trong giai đoạn đó.

Khu vực trưng bày phụ kiện (Ảnh: Elle Decoration Vietnam)
Khu vực trưng bày phụ kiện (Ảnh: Elle Decoration Vietnam)

Dịch vụ và tiện ích tại bảo tàng

Để giúp du khách đến thăm bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có một trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa. Ban quản lý (BQL) bảo tàng đã cho triển khai những dịch vụ và tiện ích hiện đại sẽ được bật mí ngay sau đây.

Các dịch vụ mà bảo tàng đang cung cấp

Dưới đây là những dịch vụ đang được BQL bảo tàng cung cấp:

STTTên dịch vụMô tả
1Audio Guide – thuyết minh tự độngNgôn ngữ hiện có: Việt, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha.
Với những khách hàng muốn tận hưởng cảm giác trải nghiệm một mình. Có thể tham khảo dịch vụ thuyết minh tự động. Với gần 60 câu chuyện xuyên suốt 3 chủ đề trưng bày, audio guide sẽ giúp nâng cao trải nghiệm và kết nối du khách với hiện vật tại bảo tàng.
2Tổ chức chương trình tham quan đặc biệtĐây là dịch vụ dành cho các đoàn khách quốc tế có mong muốn tìm hiểu và giao lưu văn hoá với Việt Nam.Chương trình này sẽ giúp du khách nước ngoài hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hoá của Việt Nam. Đặc biệt, những câu chuyện và vai trò của người phụ nữ trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. 
3Các hoạt động dành cho trẻ emBảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một điểm đến lý tưởng và thú vị cho các em học sinh, trẻ em đến tìm hiểu và trải nghiệm những vấn đề xã hội, khoa học,…
4HDV cho đoàn và nhóm kháchDưới sự hỗ trợ của HDV, du khách sẽ dễ dàng tiếp cận các thông tin và được chia sẻ những đặc điểm thú vị khi thăm quan bảo tàng. Đây là dịch vụ dành cho các đoàn đến tham quan bảo tàng và đăng ký trước qua số điện thoại: 0243.936.5973 hoặc 0243.936.1869
Trang thiết bị của dịch vụ Guide Audio - thuyết minh tự động (Ảnh: artLIVE)
Trang thiết bị của dịch vụ Guide Audio – thuyết minh tự động (Ảnh: artLIVE)

Tiện ích mà bảo tàng đang cung cấp

Dưới đây là các tiện ích có trong bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

STTTiện íchMô tả
1Cửa hàng lưu niệmBảo tàng Phụ nữ Việt Nam trưng bày những sản phẩm đặc sắc của phụ nữ các dân tộc thiểu số, làng nghề truyền thống và phụ nữ yếu thế từ khắp mọi miền, như khăn, thổ cẩm, đồ handmade… Bên cạnh đó, Bảo tàng còn phát triển các sản phẩm từ tài liệu, hiện vật trưng bày.
2Quán cafeQuán cà phê với không gian xanh mát và thư thái là nơi lý tưởng để bạn nghỉ ngơi sau khi tham quan bảo tàng, với các món đồ uống, sinh tố, cà phê và đồ ăn nhẹ.
3Sử dụng dịch vụ không gian trong bảo tàngTọa lạc ngay trung tâm Hà Nội, Bảo tàng có nhiều không gian linh hoạt, phù hợp cho các hoạt động, sự kiện, hội thảo, hội nghị, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm… với sức chứa từ 50 đến 500 người, tổ chức được cả ban ngày lẫn buổi tối. Bãi đỗ xe máy và ô tô thuận tiện.Liên hệ: Phòng Hành chính Tổng hợp, 0243.825.9935 (giờ hành chính)

Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Để giúp bạn có một chuyến đi tham quan trọn vẹn, ý nghĩa. Xanh SM xin gửi tới quý bạn đọc những kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ngay dưới đây nhé.

Hướng dẫn di chuyển

Tùy thuộc vào khoảng cách mà bạn có thể lựa chọn đi bộ, đi xe máy, xe bus hoặc taxi để thăm quan bảo tàng.

  • Di chuyển bằng phương tiện cá nhân:

Bạn đi thẳng đường Lê Thái Tổ ven Hồ Gươm, băng qua ngã tư sang đường Bà Triệu. Sau đó, đi thẳng đến ngã tư giao giữa Bà Triệu – Lý Thường Kiệt rồi rẽ trái là đến Bảo tàng Phụ nữ.

Chủ động đi lại với xe gắn máy (Ảnh: Sưu tầm Internet) 
Chủ động đi lại với xe gắn máy (Ảnh: Sưu tầm Internet) 
  • Di chuyển bằng xe bus: 

Hiện nay có khá nhiều tuyến xe buýt dừng ngay gần bảo tàng để du khách thuận tiện di chuyển như 09B, 08A, 31, 36, 45 và 49. Điểm dừng của các tuyến xe bus tại 58B Bà Triệu, 29 Hàng Bài và 39 Lý Thường Kiệt chỉ cách bảo tàng chỉ tốn thêm khoảng 5 phút đi bộ là đến nơi.

Xe bus - phương tiện tiện lợi, giá rẻ thường được lựa chọn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Xe bus – phương tiện tiện lợi, giá rẻ thường được lựa chọn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
  • Di chuyển bằng xe công nghệ:

Để tránh những bất tiện và chi phí phát sinh không đáng có khi đến bảo tàng phụ nữ Việt Nam, bạn có thể di chuyển bằng xe công nghệ đang khá phổ biến tại Hà Nội. Một trong những dịch vụ xe công nghệ thân thiện với môi trường đang được tin dùng hiện nay phải nói tới Xanh SM.

Xanh SM là giải pháp di chuyển tiện nghi, tiết kiệm và thân thiện với môi trường khi sử dụng xe thuần điện 100% từ tập đoàn Vingroup. Để đặt xe, bạn chỉ cần làm theo 3 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM trên điện thoại từ App Store hoặc Google Play.
  • Bước 2: Đăng nhập và nhập điểm đến tại 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc “Bảo tàng phụ nữ Việt Nam”.
  • Bước 3: Tùy chọn phương tiện phù hợp với lộ trình của bạn với: Xanh SM Taxi, Xanh SM Luxury, Xanh SM Bike.
  • Bước 4: Kiểm tra khuyến mãi trong mục thanh toán, bạn có thể kiểm tra xem có các mã khuyến mãi nào đang áp dụng cho chuyến đi. Nếu không có, bạn có thể theo dõi các chương trình khuyến mãi thường xuyên từ Xanh SM để tiết kiệm chi phí.

Với cước phí minh bạch, đội ngũ lái xe được đào tạo bài bản, lịch sử hãy cùng đồng hành với Xanh SM để góp phần bảo vệ trái đất “xanh” này nhé!

Sử dụng Xanh SM để có chuyến đi an toàn thân thiện khi tới thăm bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: Xanh SM)
Sử dụng Xanh SM để có chuyến đi an toàn thân thiện khi tới thăm bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Ảnh: Xanh SM)

Một số lưu ý khi tham quan

Khi đi tham quan bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, bạn cũng cần chú ý một số các yêu cầu từ bảo tàng để có một buổi trải nghiệm đáng quý.

  • Trang phục gọn gàng lịch sự
  • Không làm ồn ảnh hưởng tới không gian chung
  • Không sờ vào các hiện vật được trưng bày.
  • Không mang thức ăn, đồ uống vào khu vực tham quan
  • Giữ gìn vệ sinh chung

Gợi ý các địa điểm tham quan gần bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Sau khi tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, bạn có thể kết hợp khám phá một số địa điểm nổi tiếng gần đó như:

  • Di tích nhà tù Hỏa Lò

Đây là một di tích lịch sử nổi tiếng mà bất cứ du khách nào khi ghé thăm Hà Nội cũng khó lòng bỏ qua. Di tích nhà tù Hoả Lò nằm ở số 1, Kp. Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, chỉ cách bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 650m.

Khu di tích lịch sử nhà tù Hoả Lò tại số 1, Kp. Hoả Lò (Ảnh: Báo Lao Động)
Khu di tích lịch sử nhà tù Hoả Lò tại số 1, Kp. Hoả Lò (Ảnh: Báo Lao Động)

Đây là địa điểm đã chứng kiến những năm tháng gian khổ và khó khăn của hàng ngàn chiến sĩ Việt Nam. Vị trí thuận tiện với bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, phù hợp để bạn lựa chọn làm điểm đến tiếp theo trong lịch trình của mình. 

  • Nhà hát Lớn Hà Nội

Tọa lạc tại Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, nhà hát Lớn Hà Nội là công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ, được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia, cách bảo tàng 900m. Đây được coi là nhà hát hàng đầu của cả nước, nổi tiếng với các chương trình nghệ thuật hàn lâm đặc sắc. 

Với kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp ấn tượng, Nhà hát lớn không chỉ là điểm đến văn hóa mà còn là địa điểm check-in yêu thích của du khách mỗi khi ghé thăm Hà Nội

Ghé thăm kiến trúc tinh xảo của Nhà hát lớn Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Ghé thăm kiến trúc tinh xảo của Nhà hát lớn Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)
  • Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm, vốn được mệnh danh là trái tim của Thủ đô Hà Nội. Nằm ở trung tâm thành phố ở giữa giao điểm 3 con phố cổ nổi tiếng là Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Nên nơi đây vô cùng sầm uất và mang tới cho bạn những cảm giác chỉ có ở Hà Nội.

Chỉ cách bảo tàng hơn 900m, đường xá rộng rãi thuận lợi, thích hợp cho bạn thêm vào lịch trình thăm quan của mình.

Hồ Hoàn Kiếm trái tim giữa lòng thủ đô Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hồ Hoàn Kiếm trái tim giữa lòng thủ đô Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

FAQ – Cùng hỏi đáp về Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Dưới đây là giải đáp cho một số các câu hỏi thường gặp khi du khách chuẩn bị đến tham quan tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở đâu?

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm ở số 36 phố Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Đây là địa điểm trưng bày các hiện vật và kể lại câu chuyện quá khứ. Nhằm tôn vinh những giá trị nhân cách, xã hội mà người phụ nữ Việt Nam đã mang lại.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có giá vé?

Giá vé tham quan bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được chia làm 3 loại:

  • Người lớn: 40.000 VNĐ/lượt
  • Trẻ em/ Học sinh: 10.000 VNĐ/lượt
  • Sinh viên/ Hội viên Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 20.000 VNĐ/lượt

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giờ mở cửa?

Thời gian mở cửa từ 8:00 sáng – 17:00 chiều, tất cả các ngày trong tuần.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là địa điểm tham quan nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đến Thủ đô Hà Nội. Nơi đây không chỉ tôn vinh vẻ đẹp và sức mạnh của người phụ nữ Việt mà còn mang đến góc nhìn sâu sắc về vai trò của họ trong gia đình và xã hội qua nhiều thời kỳ. Nếu bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm văn hóa thú vị tại Hà Nội, đừng quên ghé thăm Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam nhé!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây