Khám phá chùa Một Cột – Ngôi chùa độc đáo nhất Châu Á

Chùa Một Cột là ngôi chùa nổi tiếng tại Hà Nội với kiến trúc độc đáo như một đóa hoa sen nở trên mặt nước, đầy cao quý và thuần khiết. Nếu bạn đang có kế hoạch ghé thăm ngôi chùa này, cùng tham khảo ngay bài viết để biết thêm các thông tin thú vị nhé!

Chùa Một Cột ở đâu? Giờ mở cửa và giá vé

Chùa Một Cột, hay còn gọi là chùa Mật – có tên chính xác là Liên Hoa Đài và tên tiếng anh là One Pillar Pagoda – là một ngôi điện thờ Phật bà Quan Âm nằm trong quần thể kiến trúc của Chùa Diên Hựu tại Hà Nội. 

Chùa tọa lạc ở trong công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm tại quận Ba Đình, Hà Nội và nằm gần khu Quảng Trường Ba Đình – Lăng Bác. Vì vậy, nơi này được du khách ghé tham quan hằng ngày rất đông đúc. 

Chùa Một Cột nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội
Chùa Một Cột nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử chùa Một Cột

Chùa một cột xây dựng năm nào? Câu trả lời là khoảng thế kỷ XI dưới thời nhà Lý – triều đại có văn hóa Phật Giáo được phát triển mạnh mẽ nhất. Ngôi chùa là biểu tượng của Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là minh chứng cho sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc thời phong kiến.

Thời nhà Lý

Chùa Một Cột ở Hà Nội được khởi công xây dựng vào mùa đông năm Kỷ Sửu 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Sự tích chùa Một Cột cũng được gắn liền với giấc mơ đặc biệt của vị vua này. 

Theo truyền thuyết, vua Lý Thái Tông từng có một giấc chiêm bao về hình ảnh Phật bà Quan Âm ngồi trên hoa sen. Sau khi biết câu chuyện đó, nhà sư Thiền Tuệ đã khuyên vua nên xây dựng một ngôi chùa có tòa sen đặt trên cột như đã thấy trong mơ. Ngôi chùa được đặt tên là Diên Hựu, nghĩa là “phúc lành dài lâu”. Cái tên Liên Hoa Đài cũng có nghĩa là “đài sen”.

Chùa Một Cột gắn với truyền thuyết giấc mơ của vua Lý Thái Tông.
Chùa Một Cột gắn với truyền thuyết giấc mơ của vua Lý Thái Tông (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến thời vua Lý Nhân Tông, chùa Diên Hựu được cải tạo và hoàn thiện. Vua đã cho đào thêm hồ Linh Chiểu, chạm vẽ hoa văn trên hành lang bên ngoài hồ, trước sân chùa lại xây bảo tháp và trang trí thêm toà sen mạ vàng ở đỉnh cột của Liên Hoa Đài. Bên trong Liên Hoa Đài cũng cho điêu khắc hình chim thần trên mái nhà cùng bàn thờ tượng Phật bà Quan Âm mạ vàng. 

Hình ảnh chùa Một Cột dưới thời nhà Lý.
Hình ảnh chùa Một Cột dưới thời nhà Lý (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều Lý là một triều đại rất quan tâm đến Đạo Phật. Hằng năm cứ đến tháng 4 âm lịch, nhà vua sẽ đến chùa Diên Hựu để làm Lễ Tắm Phật, sau lễ tắm Phật là Lễ Phóng Sinh. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long xem đây là một lễ hội lớn và họ thường kéo đến chùa để dự lễ.

Lễ Tắm Phật là một lễ hội lớn vào thời nhà Lý
Lễ Tắm Phật là một lễ hội lớn vào thời nhà Lý (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau thời nhà Lý

Sau sự sụp đổ của nhà Lý, chùa Một Cột cũng đã được nhiều lần trùng tu và sửa chữa dưới triều đại nhà Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Những đặc trưng về văn hóa và kiến trúc của chùa trong từng thời kỳ, từng triều đại cũng đã có sự đổi thay nhất định.

Năm 1954, chùa Một Cột bị phá hủy bởi bom đạn của thực dân Pháp. Đến năm 1955, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây dựng lại chùa dựa trên kiến trúc của thời Nguyễn. Công trình này do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thực hiện. Đến tháng 04 năm 1955, công trình đại trùng tu này được hoàn thành.

Chùa Một Cột hiện tại do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thực hiện
Chùa Một Cột hiện tại do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thực hiện (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột

Chùa Một Cột Hà Nội được xem là một di sản văn hóa – lịch sử – kiến trúc của dân tộc Việt Nam. Tuy đã không còn những hoa văn hình cánh sen như ở thời nhà Lý, kiến trúc chùa Một Cột vẫn rất đặc biệt với hồ Linh Chiểu, cột trụ bằng đá, đài sen Liên Hoa, bậc thang lên chính điện và mái chùa lợp ngói cổ. 

Tổng thể kiến trúc như một đóa sen trên mặt hồ

Điểm nổi bật nhất của Chùa Một Cột chính là chiếc cột trụ bằng đá có chiều cao 4m và đường kính 1,2m đỡ cả ngôi chùa. Trụ đá gồm 2 khối đá được gắn với nhau khéo léo như một khối đá liền, một phần chìm dưới hồ và phần nổi trên mặt nước. Ở bên trên, những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn cho Đài Liên Hoa, trông tựa như một đóa sen vươn thẳng từ mặt hồ lên trên.

Chùa Một Cột như một đóa sen nở trên hồ
Chùa Một Cột như một đóa sen nở trên hồ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để lên được Đài Liên Hoa, du khách phải bước lên một cầu thang nhỏ gồm 13 bậc được làm bằng gạch. Đài Liên Hoa là nơi thờ tượng Phật Bà Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay. Bên dưới bức tượng Phật mạ vàng là bàn thờ, được trang trí nhiều hoạ tiết mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Phía trên bức tượng Phật là tấm hoành phi nhỏ màu đỏ khắc dòng chữ “Liên Hoa Đài” màu vàng.

Tượng Phật Bà Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa Một Cột
Tượng Phật Bà Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa Một Cột (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mái ngói của Đài Liên Hoa có bốn góc uốn cong, ở trên đỉnh có “Lưỡng long chầu nguyệt”. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, uy quyền, đứng đầu trong tứ linh. Rồng cũng gắn liền với sự tích “con Rồng, cháu Tiên” của người dân Việt Nam. 

Hình ảnh của chùa Một Cột với  “Lưỡng long chầu nguyệt” không chỉ mang ý nghĩa đại diện cho sức mạnh tâm linh mà còn phản chiếu trí tuệ, khát vọng của dân tộc ta từ thời phong kiến.

Mái ngói của Đài Liên Hoa
Mái ngói của Đài Liên Hoa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á

Giá trị chùa Một Cột càng được khẳng định hơn khi đạt được các danh hiệu sau:

  • Năm 1962, chùa Một Cột được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. 
  • Năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”.
  • Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”. 

Ngoài ra, di tích chùa Một Cột còn có vinh dự được khắc trên mặt tiền kim loại 5.000 đồng của Việt Nam. Có thể nói, chùa đã trở thành một trong những biểu tượng đại diện cho thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả đất nước Việt Nam nói chung vì giá trị lịch sử và văn hóa mà nơi này mang lại.

Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột
Kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn di chuyển tham quan chùa Một Cột 

Đi bằng phương tiện gì đến chùa Một Cột thuận tiện nhất? Vì chùa nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội nên có rất nhiều cách dễ dàng để bạn di chuyển đến đó. 

Di chuyển bằng xe máy, xe ô tô cá nhân

Để di chuyển phương tiện cá nhân, bạn nên sử dụng hướng dẫn chỉ đường của Google Maps nếu chưa biết đường đi. Bạn chỉ cần truy cập và ứng dụng Google Maps → chọn địa điểm là Chùa Một Cột → bấm vào nút “Đường đi” → chọn điểm xuất phát là nhà bạn → sau đó ứng dụng sẽ hiển thị chỉ dẫn bạn đến chùa Một Cột theo tuyến đường phù hợp nhất.

Khi đến nơi, bạn có thể gửi xe ở các điểm gửi xe gần đó. Giá vé gửi xe là khoảng 5.000 – 10.000 đồng cho mỗi xe máy và khoảng 25.000 – 30.000đ đồng cho mỗi xe ô tô. Bạn có thể tham khảo các điểm gửi xe sau:

  • Điểm gửi xe công cộng Ngọc Hà (đoạn đầu dốc Ngọc Hà, cạnh công viên Bách Thảo).
  • Điểm gửi xe của Bảo tàng Hồ Chí Minh – số 19A, 19B phố Ngọc Hà, quận Ba Đình.

Di chuyển bằng xe buýt công cộng

Di chuyển bằng xe buýt sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí khi đến tham quan chùa Một Cột (mỗi lượt đi chỉ 7.000 – 9.000đ cho mỗi người). Tuy nhiên, cách này sẽ khá mất thời gian vì phải chờ xe buýt đến trạm.

Di chuyển bằng xe buýt là sự lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí
Di chuyển bằng xe buýt là sự lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tùy theo địa điểm xuất phát, bạn có thể đón một trong các tuyến xe buýt sau: 

  • Xe 09A: xuống xe tại trạm Ngã 4 Lê Hồng Phong Ông – Ích Khiêm, cách chùa 212 mét
  • Xe 23, 146: xuống xe tại trạm số 6 Ông Ích Khiêm, cách chùa 254 mét
  • Xe 32, 34, 38, E07: xuống xe tại trạm 145 Nguyễn Thái Học, cách chùa 630 mét
  • Xe 22A: xuống xe tại trạm 60 Trần Phú (Bộ Tư Pháp), cách chùa 680 mét
  • Xe 02: xuống xe tại trạm đối diện sô 40 Tôn Đức Thắng (Văn Miếu), cách chùa 930 mét

Đặt xe taxi hoặc xe ôm công nghệ Xanh SM

Đây là một cách di chuyển đến tham quan chùa Một Cột không những an toàn mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, Xanh SM cũng cung cấp rất nhiều dịch vụ như xe taxi, xe máy,… phù hợp với nhu cầu của từng du khách. Nếu bạn đi đến chùa cùng nhóm bạn hoặc cùng gia đình thì hãy chọn dịch Xanh SM Taxi nhé.

Di chuyển đến Chùa Một Cột bằng Xanh SM để an toàn và tiết kiệm
Di chuyển đến Chùa Một Cột bằng Xanh SM để an toàn và tiết kiệm (Ảnh: Xanh SM)

Cách đặt xe Xanh SM vô cùng đơn giản như sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM về điện thoại
  • Bước 2: Mở ứng dụng, chọn dịch vụ muốn sử dụng (xe máy, ô tô,..)
  • Bước 3: Chọn điểm đón của bạn và chọn điểm đến là Chùa Một Cột.
  • Bước 4: Chọn áp dụng các mã giảm giá (nếu có) để tận hưởng ưu đãi.
  • Bước 5: Bấm xác nhận đặt xe 
  • Bước 6: Chờ tài xế đến đón, sau đó bắt đầu trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao của Xanh SM

Ngoài ra, nếu việc tải và sử ứng dụng quá phức tạp, bạn cũng có thể liên hệ đến tổng đài của Xanh SM qua số điện thoại 1900 2088 để đặt xe một cách nhanh chóng nhé! (Lưu ý: tổng đài này phục vụ 24/7 và chỉ hỗ trợ đặt xe taxi).

Kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột 

Để có một chuyến tham quan di tích lịch sử chùa một cột hoàn hảo nhất có thể, bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây nhé:

Thời điểm tham quan lý tưởng

Mùa xuân và mùa thu là thời điểm lý tưởng để ghé thăm Chùa Một Cột vì thời tiết Hà Nội lúc này sẽ dễ chịu nhất. Bạn nên đến vào những ngày trong tuần để tránh đông đúc.

Du khách tham quan chùa Một Cột
Du khách tham quan chùa Một Cột (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số lưu ý khi đến chùa Một Cột

  • Trang phục: Nên chọn quần áo lịch sự, kín đáo, màu sắc trang nhã để có thể bày tỏ sự tôn trọng đối với nơi linh thiêng.
  • Tuân thủ các quy định tại chùa: Để có một trải nghiệm trọn vẹn cho bạn và những người xung quanh, hãy tuân thủ các quy định như không mang thức ăn, đồ uống vào chùa, không hút thuốc, không chạm vào các vật phẩm thờ cúng,…
  • Mang theo tiền mặt: Công dân Việt Nam không cần mua vé vào cổng, nhưng bạn nên chuẩn bị một ít tiền để mua hương (nhang), xin lấy lá số, bỏ vào thùng công đức,… 

Tham quan các địa điểm gần chùa Một Cột

Bạn có thể kết hợp chuyến tham quan chùa Một Cột chung với các địa điểm du lịch gần đó như:

  • Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh uy nghi cách khoảng 300 mét
  • Quảng trường Ba Đình – quảng trường lớn nhất Việt Nam cách 400 mét
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh nơi lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật quý về Bác cách khoảng 300 mét
  • Khu di tích Hoàng thành Thăng Long cách 1 km
  • Văn Miếu Quốc Tử Giám – ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam cách khoảng 1,2 km
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho chuyến tham quan chùa Một Cột của bạn. Bên cạnh đó, để chuyến đi trở nên trọn vẹn hơn, bạn hãy lựa chọn dịch vụ xe điện của Xanh SM – giải pháp di chuyển thân thiện với môi trường – để đồng hành cùng bạn trong mọi hành trình nhé!

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây