Nhà thờ Hạnh Thông Tây – Kiến trúc Byzantine độc đáo tại Gò Vấp

Nhà thờ Hạnh Thông Tây là một trong những nhà thờ cổ và nổi tiếng nhất ở Sài Gòn. Đây cũng là một trong những biểu tượng của người dân Sài Gòn nói chung và người dân Gò Vấp nói riêng.

Giới thiệu tổng quan về Nhà thờ Hạnh Thông Tây

Xứ đạo Hạnh Thông Tây được thành lập vào năm 1861 dưới sự khởi xướng của Linh mục Puginier. Ban đầu, chỉ có gia đình ông Đốc phủ Ca cùng một vài gia đình quyền quý trong ngôi làng nhỏ tên Hạnh Thông Tây xin theo đạo. 

Sau đó, khoảng 400 người ngoại giáo đến xin học đạo và số người gia nhập ngày càng tăng. Lúc đó chưa có nơi tụ họp, một số người đã hiến tặng ngôi đình thờ của làng. Từ đó, ngôi giáo đường đầu tiên được hình thành.

Một buổi lễ đang diễn ra tại nhà thờ Hạnh Thông Tây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lịch sử nhà thờ, nhà thờ Hạnh Thông Tây ở đâu?

Nhà thờ Hạnh Thông Tây tọa lạc trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TPHCM. Nhà thờ do ông Lê Phát An (1868-1946) tài trợ xây dựng.

Ông là một nhân vật có quyền lực tại Nam Kỳ Lục Tỉnh vào đầu thế kỷ 20. Con trai của ông Lê Phát Đạt (còn gọi là Huyện Sỹ). Ông thuộc người thuộc nhóm “Tứ Đại Phú Hộ” nổi tiếng của Nam kỳ thời đó. Ông An cũng là cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến năm 1898, khi cha Phêrô Nguyễn Phước Chính được bổ nhiệm làm Cha sở đầu tiên. Họ đạo Hạnh Thông Tây chỉ sở hữu một mảnh đất, xung quanh là nơi cư trú của các bổn đạo. Cha Phêrô Chính đã xin phép chính quyền địa phương để xây dựng nhà thờ mới trên mảnh đất này. Đồng thời xây thêm nhà xứ và trường học xung quanh. 

Đến năm 1921, dưới sự quản nhiệm của linh mục Matthêu Hồ Tấn Đức. Nhà thờ Hạnh Thông Tây mới được xây dựng trên ba thửa đất rộng 2,1 mẫu do ông Giuse Hồ Văn Chua hiến tặng trước đó. Toàn bộ chi phí xây dựng được tài trợ bởi vợ chồng ông Denis Lê Phát An.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng bởi gia đình Nam Phương hoàng hậu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kiến trúc độc đáo của Nhà thờ Hạnh Thông Tây

Là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn nên kiến trúc của nhà thờ cũng là một trong những điểm khiến du khách hứng thú. 

Phong cách kiến trúc Byzantine và các đặc điểm nổi bật

Khác với nhiều nhà thờ thường mang kiến trúc Romanesque hay Gothic phổ biến, nhà thờ Hạnh Thông Tây lại được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine của châu Âu. Nhà thờ được lấy cảm hứng từ nguyên mẫu là Vương cung thánh đường Thánh Vitale tại thành phố Ravenna, Italia.

Bức hoạ hình Chúa Giêsu đang trăn trối bên Đức Mẹ Maria ở vòm cung thánh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Mái vòm lớn là một trong những đặc trưng của kiến trúc Byzantine. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Một góc trần nhà của nhà thờ Hạnh Thông Tây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Về kiến trúc Byzantine, đây là phong cách đặc trưng của Đế chế Byzantine. Xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 15, có ảnh hưởng sâu rộng đến các công trình tôn giáo ở Đông Âu và Trung Đông.

Một số đặc điểm nổi bật của kiến trúc Byzantine bao gồm:

  • Mái vòm lớn: Mái vòm hình bán cầu, thường được xây trên không gian trung tâm hoặc nhà nguyện. Đây là đặc trưng dễ nhận diện nhất của kiến trúc Byzantine.
  • Hệ thống đỡ phức tạp: Sử dụng kỹ thuật đỡ mái vòm bằng các mảng vòm nhỏ hơn (pendentives) để phân phối trọng lượng xuống các cột.
  • Nội thất trang trí phong phú: Tường và trần nhà thường được trang trí bằng các bức khảm sử dụng đá quý, vàng và thủy tinh.
  • Cấu trúc hình chữ thập: Nhiều nhà thờ Byzantine có mặt bằng theo hình chữ thập Hy Lạp. Chúng có các cánh có độ dài gần bằng nhau, khác với kiểu chữ thập La Mã có cánh dài hơn.
Bên trong nhà thờ được trang trí các tranh khảm theo phong cách Byzantine. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những chi tiết kiến trúc đặc sắc

Thiết kế nhà thờ dài 40m, rộng 14m, cao 16m, với mái vòm cao 20m. Tháp chuông của nhà thờ ban đầu cao 30m nhưng vào năm 1952 đã được hạ xuống còn 19,5m vì lý do an ninh hàng không.

Trước lối vào nhà thờ có tượng Thánh Denis là vị thánh bảo trợ của ông Denis Lê Phát An. Bên trong nhà thờ được trang trí bằng các bức tranh khảm mang phong cách Byzantine mô tả cảnh Chúa Giêsu bị buộc trên thập giá cùng hình ảnh của nhiều vị thánh khác.

Ngoài ra, trong nhà thờ còn có hai ngôi mộ của vợ chồng ông Lê Phát An là bà Trần Thị Thơ nằm đối diện nhau được chế tác bởi các kiến trúc sư người Pháp. Hai ngôi mộ này được điêu khắc tinh xảo bằng đá cẩm thạch và đá hoa cương theo phong cách Phục Hưng đẹp mắt và vô cùng sống động.

Mộ tượng vợ ông Lê Phát An được điêu khắc tinh xảo bằng đá cẩm thạch và đá hoa cương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

So sánh với một số nhà thờ Gothic khác tại Việt Nam.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây ở TPHCM và các nhà thờ mang phong cách Gothic tại Việt Nam đều là những công trình tôn giáo có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao. Tuy nhiên giữa các nhà thờ cũng có sự khác biệt làm nên sự đặc trưng vô cùng độc đáo. Sau đây là một số so sánh giữa nhà thờ Hạnh Thông Tây và các nhà thờ phong cách Gothic tiêu biểu tại Việt Nam:

Nhà thờ Đức Bà nổi tiếng với phong cách Gothic, khác hẳn với phong cách nhà thờ Hạnh Thông Tây (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phong cách kiến trúc

  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây: Được xây dựng theo phong cách Byzantine và lấy cảm hứng từ Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở Ravenna, Italia. Phong cách Byzantine này sử dụng nhiều mái vòm bán cầu, các cột trang trí và tranh khảm mô tả cảnh tôn giáo.
  • Nhà thờ Gothic (như Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà thờ Phát Diệm, và Nhà thờ Lớn Hà Nội): Được thiết kế theo phong cách Gothic, với đặc trưng là các vòm nhọn, trụ chống và cửa sổ kính màu. Những nhà thờ này thường có kiến trúc cao vút, nhấn mạnh cảm giác hướng lên, tạo sự uy nghiêm và thánh thiện.
Nguyên mẫu của công trình này là Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna, Italia. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thiết kế bên ngoài và tháp chuông

  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây: Tháp chuông có hình khối vuông, được điều chỉnh độ cao để đảm bảo an toàn hàng không. Tổng thể kiến trúc mang hình khối đơn giản và không có các chi tiết vút nhọn.
  • Nhà thờ Gothic: Tháp chuông nhọn và cao, điển hình như ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Nhà thờ có hai tháp chuông đôi vươn cao hoặc tháp nhọn như Nhà thờ Lớn Hà Nội. Các tháp chuông nhọn này tượng trưng cho sự vươn lên bầu trời. Đây là nét đặc trưng nổi bật của kiến trúc Gothic.
Một chi tiết kiến trúc đặc biệt của nhà thờ Hạnh Thông Tây (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nội thất và trang trí

  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây: Nội thất trang trí bằng tranh khảm Byzantine với các bức khảm mô tả cảnh Chúa Giêsu và các thánh. Phong cách khảm Byzantine tạo sự trang nghiêm và lộng lẫy. Bề mặt tranh được chế tác tinh xảo.
  • Nhà thờ Gothic: Nội thất thường sử dụng kính màu với các hình ảnh tôn giáo đa sắc. Tạo hiệu ứng ánh sáng lung linh khi ánh sáng xuyên qua cửa sổ. Chẳng hạn như ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Nhà thờ có những cột cao và vòm uốn cong cũng tạo ra không gian rộng lớn và trang nghiêm bên trong.
Công trình độc đáo về kiến trúc ở Sài Gòn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vật liệu xây dựng

  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây: Sử dụng đá hoa cương và đá cẩm thạch trong các mộ tượng của vợ chồng ông Lê Phát An. Tạo nên cảm giác trang trọng và bền vững. Kiến trúc sư người Pháp đã điêu khắc các mộ tượng này theo phong cách Phục Hưng, tạo điểm nhấn độc đáo cho nhà thờ.
  • Nhà thờ Gothic: Thường sử dụng gạch nung và đá để tạo ra vẻ ngoài chắc chắn. Bản có thể dễ dàng nhìn thấy ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nhập từ Pháp. Vật liệu này phù hợp với các cột cao, vòm nhọn và trụ đỡ trong kiến trúc Gothic.

Hướng dẫn di chuyển đến Nhà thờ Hạnh Thông Tây

Nhà thờ Hạnh Thông Tây nằm tại số 53/7 Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM. Dưới đây là các cách di chuyển đến nhà thờ Hạnh Thông Tây du khách có thể tham khảo. 

Vị trí của nhà Thờ Hạnh Thông Tây trên bản đồ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Địa chỉ và hướng dẫn đường đi

Để đến được Nhà thờ Hạnh Thông Tây, bạn có thể lựa chọn di chuyển theo các hướng dẫn sau:

Đi bằng xe bus

  • Tuyến xe buýt: Tham khảo các tuyến xe bus 103, 18, 24, 55, 36 để đi tới nhà thờ. Bạn có thể tra cứu lộ trình các tuyến xe này, sau đó xuống ở trạm trên đường Quang Trung và đi bộ đến nhà thờ Hạnh Thông Tây.
  • Điểm dừng gần nhất: Nhà thờ Hạnh Thông Tây nằm gần trạm dừng Chợ Hạnh Thông Tây. Từ đây, bạn có thể đi bộ khoảng 5-10 phút để đến nhà thờ.
Tuyến xe bus số 18 đưa bạn xuống trạm chợ Hạnh Thông Tây. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân

  • Hướng từ trung tâm thành phố (Quận 1): Đi theo đường Nguyễn Văn Trỗi hoặc Nam Kỳ Khởi Nghĩa để đến đường Hoàng Văn Thụ. Sau đó tiếp tục đi thẳng qua cầu vượt Hoàng Hoa Thám vào đường Trường Chinh. Đến ngã tư Trường Chinh – Phạm Văn Bạch, rẽ trái vào Phạm Văn Bạch. Sau đó rẽ phải vào đường Quang Trung. Nhà thờ sẽ nằm bên trái khi bạn đi gần đến chợ Hạnh Thông Tây.
  • Hướng từ các quận khác: Bạn có thể sử dụng Google Maps hoặc các ứng dụng bản đồ trên điện thoại để tìm đường. Tìm đến nhà thờ qua các tuyến đường chính như Phan Văn Trị, Phạm Văn Đồng hoặc Quang Trung.
Đi theo tuyến đường chính Nguyễn Văn Trỗi và Hoàng Văn Thụ để đến nhà thờ Hạnh Thông Tây. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đi bộ từ Chợ Hạnh Thông Tây

Nếu bạn ở gần khu vực Chợ Hạnh Thông Tây, bạn có thể đi bộ đến nhà thờ. Chỉ cần đi theo đường Quang Trung theo hướng về phía ngã ba với Phạm Văn Bạch là sẽ thấy nhà thờ ở bên trái.

Xuống trạm Chợ Hạnh Thông Tây và đi bộ qua nhà thờ Hạnh Thông Tây cách đó không xa. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Sử dụng các dịch vụ đặt xe

Bạn đang tìm kiếm một phương tiện di chuyển tiện lợi đến Nhà thờ Hạnh Thông Tây? Xanh SM chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn! Với dịch vụ đặt xe thông minh, Xanh SM mang đến cho khách hàng những trải nghiệm di chuyển thật sự khác biệt. Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có thể đặt ngay 1 chiếc xe tiện lợi để đến bất cứ đâu. 

  • Bước 1: Tải app Xanh SM TẠI ĐÂY và tiến hành cài đặt
  • Bước 2: Mở ứng dụng Xanh SM, lựa chọn biểu tượng Ô tô tại màn hình trang chủ.
  • Bước 3: Lựa chọn điểm đi & điểm đến bạn mong muốn và lựa chọn Xanh SM Taxi.
  • Bước 4: Lựa chọn phương thức thanh toán. Đừng quên áp dụng ưu đãi khi di chuyển.
  • Bước 5: Xác nhận đặt xe. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Dịch vụ đặt xe của Xanh SM hiện đang là một trong những dịch vụ được yêu thích nhất. (Ảnh: Xanh SM)

Giờ mở cửa và các quy định khi tham quan.

Các giờ lễ nhà thờ Hạnh Thông Tây:

  • Chủ nhật: 05:00, 07:30, 09:30, 16:00, 17:30, 19:00.
  • Ngày thường: 04:45, 17:30.

Khi đến tham quan Nhà thờ Hạnh Thông Tây, du khách cần lưu ý một số quy định sau:

Chú ý giữ trật tự trong thời gian làm lễ tại nhà thờ. (Ảnh: Sưu tầm internet)
  • Trang phục: Du khách cần mặc trang phục kín đáo và lịch sự khi vào tham quan nhà thờ. Tránh mặc áo hở vai, quần shorts quá ngắn, hay váy ngắn.
  • Giữ im lặng: Vì nhà thờ là nơi linh thiêng, du khách cần giữ im lặng khi tham quan và không làm ồn ào.
  • Chụp ảnh: Du khách có thể chụp ảnh khu vực bên ngoài một số không gian bên trong. Cần lưu ý không chụp ảnh trong các giờ lễ khi có các tín đồ đang cầu nguyện.
  • Không ăn uống và hút thuốc: Không được ăn uống hoặc hút thuốc trong khuôn viên nhà thờ, đặc biệt là trong không gian thánh đường và các khu vực có tín đồ cầu nguyện.
  • Không làm phiền người khác: Tôn trọng không gian và thời gian cầu nguyện của những người khác.
  • Tôn trọng các nghi thức tôn giáo: Nếu bạn đến tham dự lễ, hãy tham gia nghi thức cầu nguyện một cách tôn trọng. Đứng hoặc ngồi đúng vị trí trong nhà thờ theo sự hướng dẫn của nhân viên nhà thờ.
Mặc quần áo lịch sự và kín đáo khi tham quan và làm lễ tại nhà thờ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những điều cần lưu ý khi tham quan

Để có một chuyến tham quan thuận lợi, bạn nên chọn thời điểm tốt để đi.

  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây thường đông khách vào các ngày lễ lớn như lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, hay các dịp lễ hội tôn giáo. Vì vậy, nếu bạn muốn tham quan trong không khí yên tĩnh và không bị làm phiền bởi đám đông. Thời điểm tốt nhất là vào các ngày trong tuần hoặc buổi chiều. Khi này nhà thờ không tổ chức các buổi lễ lớn và lượng khách tham quan ít hơn.
  • Ngày nghỉ cuối tuần: Nếu bạn muốn tận hưởng không gian tôn nghiêm và ít người, nên tránh các giờ cao điểm. Đây là giờ các tín đồ tham gia các buổi lễ chính.
  • Nếu bạn muốn tham gia lễ, bạn nên đến sớm trước giờ lễ để tìm được chỗ ngồi. Các buổi lễ quan trọng vào cuối tuần thường diễn ra vào sáng sớm và chiều tối.
Tượng Đức Mẹ bên trong khuôn viên nhà thờ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến nhà thờ Hạnh Thông Tây. Hy vọng du khách đã nắm được và có một trải nghiệm tham quan thật vui. Để khám phá thêm nhiều điểm tham quan, hãy theo dõi các bài viết trên trang của Xanh SM. Chúc bạn và gia đình có những chuyến đi thật vui vẻ!  

Khám phá ngay những địa điểm thú vị khác tại Thành Phố Hồ Chí Minh:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây