Thăng Long Tứ Trấn là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa và tâm linh của Hà Nội. Mỗi một ngôi đền thuộc Tứ Trấn đều mang trong mình nét đẹp riêng biệt và những câu chuyện bí ẩn đầy hấp dẫn. Cùng Xanh SM khám phá những điều độc đáo của quần thể kiến trúc tâm linh này dưới đây nhé!
Tổng quan về di tích Thăng Long Tứ Trấn
Với việc gắn liền cùng lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô, Thăng Long Tứ Trấn được xem là một biểu tượng văn hóa và tín ngưỡng của Hà Nội.
Định nghĩa Thăng Long Tứ Trấn
Sở dĩ gọi là Thăng Long Tứ Trấn bởi quần thể di tích này bao gồm 4 ngôi đền cổ kính và linh thiêng là:
- Đền Bạch Mã
- Đền Voi Phục
- Đền Kim Liên
- Đền Quán Thánh
Mỗi ngôi đền đều thờ một vị thần khác nhau để trấn giữ một phương, bảo vệ sự bình an, thịnh vượng cho kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Hình ảnh bốn ngôi đền trấn giữ bốn phương đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần kiên cường của người dân Hà Nội.
Vị trí và mối liên kết giữa các ngôi đền
Các ngôi đền trong Thăng Long Tứ Trấn được xây dựng xung quanh kinh thành Thăng Long xưa như một vòng tròn bảo vệ.
- Đền Bạch Mã: Phía Đông
- Đền Voi Phục: Phía Tây
- Đền Kim Liên: Phía Nam
- Đền Quán Thánh: Phía Bắc
Cách sắp xếp này tạo nên sự cân bằng trong phong thủy, thể hiện tư duy về vũ trụ quan, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên của người Việt cổ. Cả bốn ngôi đền đều liên quan đến truyền thuyết trong việc xây dựng và bảo vệ thành Thăng Long.
Mối liên kết này khiến cho Tứ Trấn không chỉ là 4 ngôi đền đơn lẻ mà là một tổng thể thống nhất. Đây cũng cách thể hiện tinh thần đoàn kết, chung sức bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
Thăng Long Tứ Trấn gồm những đền nào?
Mỗi ngôi đền trong Thăng Long Tứ Trấn đều sở hữu một nét đẹp riêng biệt, mang trong mình những câu chuyện lịch sử và huyền thoại độc đáo.
Đền Bạch Mã – Bạch Mã tối linh từ (trấn giữ phía Đông kinh thành)
- Địa chỉ: 76 phố Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Thời gian diễn ra lễ hội: 12/2 – 13/2 Âm lịch hàng năm
Đền Bạch Mã được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 và thờ thần Long Đỗ. Truyền thuyết kể rằng vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Thăng Long xây thành. Thế nhưng việc xây thành không thuận lợi khi thành liên tục bị sụp lún. Sau đó, nhà vua đã đến cầu nguyện tại đền thờ thần Long Đỗ và được thần chỉ nơi xây dựng thành Thăng Long mới thông qua hướng dẫn của một con ngựa trắng.
Trong đền cũng lưu giữ lại rất nhiều những di vật có giá trị niên đại cao như bức hoành phi “Đông trấn linh từ”, đồ thờ, vũ khí cổ, bia đá… Trên các cột gỗ, xà ngang đều được chạm trổ hoa văn khéo léo và tinh xảo.
Nếu có thời gian đến tham gia lễ hội đền Bạch Mã, bạn có thể chiêm ngưỡng buổi dâng hương lễ tế Thánh, tham gia vào các hoạt động vui chơi hoặc xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc. Người dân Hà Nội tham gia lễ hội thường mong cầu một cuộc sống ấm no, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đền Quán Thánh – Trấn Vũ quán (trấn giữ phía Bắc kinh thành)
- Địa chỉ: Số 190 phố Quán Thánh, đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
- Thời gian diễn ra lễ hội: 3/3 Âm Lịch hàng năm
Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – trong tâm thức người Việt, đây là vị thần nhiều lần hiển linh để giúp dân trừ ma diệt quỷ. Kiến trúc của đền là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo. Trong đền còn lưu giữ pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ mang giá trị lịch sử, nghệ thuật cao.
Lễ hội truyền thống diễn ra vào Mùng 3/3 Âm lịch hằng năm chính là dịp kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Bên cạnh nghi thức Lễ cúng thánh truyền thống, người ta còn tổ chức đêm thơ và biểu diễn văn nghệ mừng ngày sinh của Đức Thánh.
Đền Voi Phục – Tây trấn từ (trấn giữ phía Tây kinh thành)
- Địa chỉ: 306B Kim Mã, Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
- Thời gian diễn ra lễ hội: 9 – 10/2 Âm lịch hàng năm.
Đền Voi Phục gắn liền với chiến công của hoàng tử Linh Lang – một vị tướng tài ba có công đánh giặc Tống, bảo vệ kinh thành Thăng Long. Khi Ngài mất trên phòng tuyến sông Cầu vào năm 1076, người dân đã lập đền thờ và được nhà vua phong là Linh Lang Đại Vương.
Sở dĩ ngôi đền này được gọi là đền Voi Phục vì trước đền có hai con voi quỳ gối, đồng thời vị trí đền nằm ở phía Tây kinh thành nên cũng có nhiều người gọi đền là Trấn Tây hoặc Trấn Đoài. Thiết kế kiến trúc trầm mặc và cổ kính của đền Voi Phục khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách.
Đền Kim Liên – Kim Liên từ (trấn giữ phía Nam kinh thành)
- Địa chỉ: Số 176 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.
- Thời gian diễn ra lễ hội: 16/3 Âm lịch hàng năm
Đền Kim Liên còn được gọi bằng một cái tên khác là đền Cao Sơn, nơi đây thờ phụng Cao Sơn Đại Vương – vị thần liên quan đến câu chuyện dẹp loạn của vua Lê Tương Dực.
Tương truyền vào thế kỷ 16, vua Lê Tương Dực cầm quân đi dẹp loạn đã đi qua địa phận huyện Phụng Hóa (Ninh Bình). Thời điểm đi qua khu rừng rậm rạp, vua nhìn khi thấy ngôi đền cổ khắc bốn chữ “Cao Sơn Đại Vương” đã dừng lại và cầu thần phù trợ. Sau đó để nhớ ơn, vua đã cho xây lại một ngôi đền to đẹp hơn tại Thăng Long.
Di vật cổ và quan trọng nhất của đền chính là tấm bia đá “Cao Sơn Đại Vương thần từ bi minh”. Trên bia ghi công lao của thần Cao Sơn được sử thần Lê Tụng biên soạn vào năm 1510. Ngoài ra trong đền cũng đang lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn.
Trải nghiệm du lịch tại Thăng Long Tứ Trấn
Thăng Long Tứ Trấn không chỉ là quần thể di tích lịch sử, văn hóa, mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Đi bộ qua các đền của Thăng Long Tứ Trấn
Đôi khi, cách tốt nhất để cảm nhận được tinh thần và vẻ đẹp của một vùng đất là thong dong dạo bước qua từng con phố, từng góc nhỏ. Và việc đi bộ qua các ngôi đền trong Tứ Trấn chính là một trải nghiệm tuyệt vời như vậy.
Việc đi bộ cũng giúp bạn chiêm ngưỡng tốt nhất vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của các ngôi đền. Bạn có thể cảm nhận được không khí thanh bình, yên tĩnh, khác hẳn với sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống đô thị.
Chiêm ngưỡng kiến trúc và không gian tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn
Những bức tường gạch, mái ngói cong đến các cột kèo, cửa võng của các ngôi đền đều được chạm khắc tinh xảo, thể hiện kỹ thuật điêu khắc tài hoa và sự sáng tạo của người xưa. Các đồ thờ tự, tượng thần cũng được chế tác công phu và mang đậm nét văn hóa dân gian.
Khi bước chân vào không gian của các ngôi đền, bạn sẽ cảm nhận được một sự thanh tịnh, yên bình hiếm thấy. Không khí trong lành, tiếng chuông chùa ngân vang, mùi hương trầm thoang thoảng tạo nên một không gian thiêng liêng, giúp bất kỳ ai bước vào cũng đều cảm thấy thư giãn.
Lễ hội tại Thăng Long Tứ Trấn
Mỗi ngôi đền của Thăng Long Tứ Trấn đều có một lễ hội riêng và diễn ra vào các thời điểm khác nhau trong năm, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm những nét đẹp văn hóa đặc sắc. Trong các dịp lễ hội, không gian của các ngôi đền trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhờ vào các hoạt động lễ tế và vui chơi đa dạng.
Kinh nghiệm du lịch Thăng Long Tứ Trấn
Để chuyến du lịch tại Thăng Long Tứ Trấn thêm trọn vẹn, du khách nên lưu ý một số kinh nghiệm du lịch sau đây.
Khi nào là thời điểm thích hợp để thăm Thăng Long Tứ Trấn?
Có hai thời điểm thích hợp mà bạn có thể sắp xếp để tham quan Tứ Trấn:
- Mùa xuân (tháng 2 đến tháng 4): Hà Nội lúc này ngập tràn sắc hoa với không khí trong lành, dễ chịu. Du khách có thể đến thăm các ngôi đền vào dịp lễ hội và tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống
- Mùa thu (tháng 9 đến tháng 11): Tiết trời vào thời điểm này dịu mát, không khí mang chút se lạnh, rất thích hợp cho việc dạo chơi, tham quan các ngôi đền cổ.
Lưu ý về văn hóa và tín ngưỡng khi tham quan các đền
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi muốn đến tham quan các đền:
- Khi bước vào đền, du khách nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, tránh mặc quần áo quá ngắn, hở hang.
- Nên giữ thái độ trang nghiêm, không nói to, cười đùa trong khuôn viên đền.
- Khi thắp hương, nên thắp hương đúng cách, không đốt vàng mã tùy tiện.
- Không nên chụp ảnh, quay phim trong các khu vực cấm.
- Tránh vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung.
- Không nên cắt ngang qua mặt người đang quỳ lạy khi bước đi, cũng không quỳ sau những người đứng thắp hương khi đang làm lễ.
- Không dâng lễ muối ở khu vực Tiền Đường – nơi thờ tự chính của thần.
- Khi hạ lễ, hãy hạ từ ban ngoài cùng rồi vào đến ban chính.
- Nếu muốn đặt tiền “giọt dầu”, hãy đặt tại hòm công đức, không đặt lên tay các tượng thần.
Các phương tiện di chuyển đến Thăng Long Tứ Trấn
Thăng Long Tứ Trấn nằm trong khu vực nội thành Hà Nội nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng phương tiện công cộng như xe bus hoặc phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô… Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đi bộ giữa các ngôi đền để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp và không khí thanh bình, yên tĩnh của nơi đây.
Để giúp chuyến đi thêm thuận tiện, bạn có thể sử dụng dịch vụ của Xanh SM để đặt xe nhanh chóng, di chuyển an toàn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là hai cách giúp bạn đặt xe nhanh chóng với Xanh SM.
Cách 1: Liên hệ trực tiếp đến tổng đài Xanh SM 1900 2088 .
Cách 2: Sử dụng ứng dụng đặt xe Xanh SM.
Thăng Long Tứ Trấn là một Quần thể di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng độc đáo, phản ánh ánh đẹp văn hóa, tinh thần của người dân Thăng Long – Hà Nội. Khám phá Thăng Long Tứ Trấn chính là cơ hội để du khách trải nghiệm không gian tâm linh thanh tịnh, hòa mình vào dòng chảy văn hóa truyền thống của người Việt xưa.
Xem thêm: