Khám phá chùa Pháp Quang – Ngôi đại tự linh thiêng ở Quận 8

Ghé thăm chùa Pháp Quang – ngôi đại tự uy nghiêm với kiến trúc cổ, một di tích mang nhiều giá trị lịch sử và cảm nhận sự yên bình trong tâm hồn giữa thành phố đầy tấp nập, ồn ào.

Giới thiệu chung về chùa Pháp Quang

Chùa Pháp Quang không chỉ là một điểm đến tâm linh nổi bật, mà còn là nơi thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh. Dưới đây là thông tin về địa chỉ và thời gian mở cửa của chùa để bạn có thể dễ dàng ghé thăm.

Địa chỉ và thời gian mở cửa chùa Pháp Quang

Chùa Pháp Quang có giá trị lịch sử lâu đời và giàu ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam.

Vị trí của chùa Pháp Quang trên Google Maps
Vị trí của chùa Pháp Quang (Ảnh: Google Maps)

Lịch sử chùa Pháp Quang

Năm 1948, chùa được thành lập bởi sư cô Thích Đạt Đạo, thế danh là Lê Thị Tịnh quê ở Long An trong một gia đình truyền thống yêu nước. 

Từ năm 1963 – 1975, nơi đây là nòng cốt của lực lượng Tăng ni tiến bộ bảo vệ cách mạng, là địa điểm căn cứ, in ấn tài liệu bí mật phục vụ công tác tuyên truyền cách mạng và có nhiều cống hiến cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.

Vào năm 2009, chùa đã được UBND TP. Hồ Chí Minh trao tặng chứng nhận di tích lịch sử cấp thành phố.

Với bề dày lịch sử và là nhân chứng cho các sự kiện văn hóa – xã hội quan trọng, chùa Pháp Quang không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị truyền thống của Dân tộc, truyền bá tinh thần Phật pháp tới người dân cả nước mà còn thể hiện tấm lòng lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái của dân tộc ta, một lòng đoàn kết mang tự do về cho Tổ Quốc.

Chùa Pháp Quang đã trả qua nhiều năm lịch sử
Chùa Pháp Quang đã trả qua nhiều năm lịch sử (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khám phá kiến trúc chùa Pháp Quang

Chùa Pháp Quang lần đầu tiên sửa chữa vào năm 1966 bằng vật liệu kiên cố hơn và đã thiết kế thêm một số căn cứ bí mật phục vụ công tác kháng chiến. Chính điện được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa thờ tượng đức Phật Thích Ca, bên phải thờ tượng đức Phật Dược Sư, bên trái thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm. 

Từ năm 1996, Ni sư Thích Nữ Tắc Thinh trụ trì đã tổ chức trùng tu nhiều đợt.

Hình ảnh chùa Pháp Quang năm 1989 và 2003
Hình ảnh chùa Pháp Quang năm 1989 và 2003 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến nay chùa Pháp Quang xây dựng với ba dãy chính gồm: dãy tăng xá bên phải, dãy ni xá bên trái và dãy có tổng diện tích là 2.559m². Tại sân trước của chùa, phía chính điện ở giữa, góc bên trái là phòng tuyển tập Kinh sách và góc bên phải có miếu thờ cô hồn. 

Chùa Pháp Quang đã trải qua nhiều lần trùng tu
Chùa Pháp Quang đã trải qua nhiều lần trùng tu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên hông chùa có tháp của Hòa thượng Đạt Hảo, phía sau chính điện là Hậu Tổ. Năm riêng và phía sau phần Hậu Tổ là tịnh thất của Sư bà. Tại dãy ni xá bên trái được xây dãy lầu 1 và sân thượng, chùa có thêm một cổng phụ đi ra chợ nhị Thiên Đường. 

Tháp của Hòa thượng Đạt Hảo và chính điện được bài trí tốn nghiêm
Tháp của Hòa thượng Đạt Hảo và chính điện được bài trí tốn nghiêm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn tham quan chùa Pháp Quang

Chùa Pháp Quang nằm cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 8km, thuận tiện cho cả người dân địa phương và du khách ghé thăm. Dưới đây là hướng dẫn đến chùa Pháp Quang để bạn dễ dàng di chuyển đến địa điểm này.

Phương tiện di chuyển

Dưới đây là thông tin về các phương tiện di chuyển bạn có thể lựa chọn, để đến chùa Pháp Quang một cách thuận tiện nhất.

Phương tiện cá nhân

Bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô qua các tuyến đường chính như Phạm Thế Hiển hoặc Tạ Quang Bửu, bạn sẽ dễ dàng tìm đến chùa Pháp Quang.

Bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đến chùa
Bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô đến chùa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xe buýt công cộng

Tuyến số 56: Hành trình từ Bến xe Chợ Lớn đến Đại học Giao thông Vận tải. Tuyến này đi qua các điểm gần Quận 8, bạn có thể xuống tại khu vực cầu Nhị Thiên Đường và di chuyển thêm để đến Chùa Pháp Quang​

Tuyến số 08: Từ Bến xe Quận 8 đến Đại học Quốc gia TP.HCM. Xe dừng tại trạm gần chùa Pháp Quang, rất thuận tiện cho việc di chuyển từ Quận 1.

Di chuyển bằng xe công nghệ

Đây là lựa chọn thuận tiện nhất cho khách du lịch với dòng xe chạy bằng điện, thân thiện với môi trường. Để đặt xe, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 2088 hoặc qua ứng dụng Xanh SM.Tải ứng dụng TẠI ĐÂY.

Để tiết kiệm một phần chi phí đi lại, đừng quên vào phần “Ưu đãi” để kiểm tra mã giảm giá cho điểm đến chùa Pháp Quang nhé!

Xanh SM cùng bạn vi vu mọi nơi
Xanh SM cùng bạn vi vu mọi nơi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lưu ý khi tham quan

Khi đến tham quan một nơi tôn nghiêm như chùa Pháp Quang, bạn nên nên chú ý:

  • Trang phục kín đáo, lịch sự, tránh các trang phục như: quần đùi, áo ba lỗ hoặc các trang phục quá ngắn không phù hợp với không gian chùa.
  • Tôn trọng quy định của chùa, không làm ồn hoặc tự ý chạm vào các hiện vật linh thiêng.
Nên chú ý trang phục, cư xử đúng mực khi đến chùa
Nên chú ý trang phục, cư xử đúng mực khi đến chùa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hoạt động tâm linh tại chùa Pháp Quang

Hàng năm tại chùa Pháp Quang tổ chức nhiều nghi lễ lớn như Lễ Thượng Ngươn (rằm tháng giêng), Lễ Phật Đản (rằm tháng 4), Lễ Trung Ngươn (rằm tháng 7), Lễ Hạ Ngươn (rằm tháng 10) dành cho Phật tử. Những ngày lễ này, chùa Pháp Quang sẽ thu hút hàng trăm người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về để tham gia và mong cầu những điều bình an cho gia đình. 

Bên cạnh đó, vào các ngày mùng 1 và 15 hàng tháng, chùa thường đón người dân đến dâng hương, cúng lễ và tụng kinh. Đây là thói quen mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, với mong muốn cầu bình an, sức khỏe, và may mắn cho bản thân cũng như gia đình.

Các sư thầy tại chùa Pháp Quang trong một buổi lễ tại chùa
Các sư thầy tại chùa Pháp Quang trong một buổi lễ tại chùa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không chỉ là một ngôi chùa cổ với kiến trúc đẹp, mang giá trị lịch sử sâu sắc, khi đến tham quan chùa Pháp Quang bạn sẽ còn nhiều trải nghiệm văn hóa và tâm linh ý nghĩa. Hy vọng Xanh SM được đồng hành cùng bạn trên những hành trình khám phá tại thành phố mang tên Bác!

Xem thêm:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Bài viết gần đây