Chùa Xá Lợi là ngôi chùa Phật Giáo nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất ở Sài Gòn. Đây không chỉ là nơi lui đến của các phật tử mà còn là điểm du lịch tâm linh thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm. Mời các bạn cùng Xanh SM tìm hiểu về lịch sử chùa Xá Lợi, vẻ đẹp kiến trúc và những điều “độc nhất” chỉ có ở ngôi chùa này nhé!
Đôi nét về chùa Xá Lợi Quận 3 Hồ Chí Minh
Chùa Xá Lợi có tên gọi đầy đủ là chùa Phật Ngọc Xá Lợi – một trong những ngôi chùa lớn nhất Sài Gòn với tổng diện tích hơn 2.400m2. Chùa nổi tiếng với lối kiến trúc hiện đại nhưng đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây cũng là thắng tích vô cùng quý giá, gắn liền với những dấu tích lịch sử của nước nhà.
Thông tin cơ bản
Sau đây là những thông tin cơ bản nhất về ngôi chùa Xá Lợi tại Quận 3 Sài Gòn. Các bạn khách du lịch, phật tử muốn đến chùa dâng hương hãy cùng tham khảo:
- Tên gọi khác: Chùa Phật Ngọc Xá Lợi.
- Địa chỉ chùa Xá Lợi: Số 89, đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Diện tích: Hơn 2.400 m², là một trong những ngôi chùa lớn nhất Sài Gòn.
- Năm thành lập: 1956 – 1958.
- Cấp công trình: Di tích cấp Thành phố của Tp.Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa chùa Xá Lợi
Là địa danh tham quan nổi tiếng, chùa Xá Lợi mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần. Giờ mở cửa và diễn ra các hoạt động thường ngày của nhà chùa diễn ra theo khung giờ sau:
- Sáng: 7:00 – 11:00.
- Trưa: 14:00 – 17:00.
- Tối: 18:00 – 19:00.
Riêng các ngày lễ, nhà chùa mở cửa từ 7:00 đến 21:00 để có thể đón tiếp các tín đồ và du khách gần xa được chu đáo hơn.
Lịch sử hình thành và phát triển chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi được xây dựng vào những năm 1956 – 1958, thời kỳ đất nước đang xảy ra cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngoài những sự kiện tín ngưỡng đặc trưng, ngôi chùa này còn mang chứng tích về cuộc đấu tranh của Phật giáo chống lại chính quyền Mỹ – Diệm. Sau này, chùa trở thành trụ sở chính của Hội Phật học Nam Việt.
Quá trình xây dựng
Được xây dựng trên một khuôn viên đất rộng lớn gần 2500m2, chùa Xá Lợi Phật Tổ phải mất đến 3 năm để hoàn thành. Chùa cũng từng trải qua cuộc trùng tu lớn để đảm bảo chất lượng công trình theo thời gian. Sau đây là chi tiết hơn về quá trình xây dựng, phát triển của chùa Xá Lợi ở Quận 3 Sài Gòn:
- Khởi công xây dựng: Chùa được khởi công từ năm 1956 và chính thức khánh thành năm 1958. Công trình được xây dựng bởi hai kiến trúc sư tài năng là Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh.
- Trùng tu: Ngôi chùa đã trải qua một cuộc “đại tu” vào năm 2000, cũng là lần duy nhất tu sửa đến nay. Dù đã trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ được hầu hết đặc trưng kiến trúc như ban đầu.
Sự kiện nổi bật
Ngày 11 tháng 6 năm 1963, sự việc một tu sĩ tự thiêu giữa đường lớn Sài Gòn (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, HCM) đã trở thành câu chuyện gây “chấn động” lịch sử. Vị nhà sư đó không ai khác chính là tu sĩ Thích Quảng Đức, ngài đã tự thiêu mình để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Hình ảnh về vị “Bồ Tát sống” đã được nhiều sử sách ghi lại và cảm phục đến ngày nay.
Sau sự kiện, nhục thân của nhà sư Thích Quảng Đức được an táng ngay tại chùa Xá Lợi Sài Gòn. Đến nay, quanh chùa vẫn treo rất nhiều tư liệu ảnh về sự kiện năm 1963. Rất nhiều phật tử và du khách đến đây để tìm hiểu cũng như bày tỏ thành kính, tưởng nhớ đến sự hy sinh của nhà sư.
Tìm hiểu kiến trúc chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi Quận 3 Hồ Chí Minh là công trình Phật Giáo đầu tiên được xây dựng theo lối kiến trúc mới tại Việt Nam. Tổng thể khuôn viên chùa gồm các phần: cổng tam quan, chính điện, giảng đường, tháp chuông, khu vườn cảnh và một số công trình khác xung quanh chùa.
Chính điện
Khu vực chính điện có diện tích khoảng 400m2 nên rất rộng và thoáng mát. Cách thiết kế trần nhà cao, nhiều cửa đón ánh sáng làm khu vực này đặc biệt thông thoáng.
Điểm nhấn quan trọng là 15 bộ tranh mô phỏng lịch sử Đức Phật, khắc họa Đức Phật từ thuở sơ sinh đến khi nhập niết bàn. Ngoài ra, trong chính điện còn đặt một tháp ngọc hình lá bồ đề – hình ảnh tiêu biểu tượng trưng cho Phật Giáo.
Cổng tam quan
Chùa Xá Lợi có hai cổng tam quan, cổng chính hướng ra đường Bà Huyện Thanh Quan, cổng phụ trên đường Sư Thiện Chiếu. Đi vào trong cổng tam quan chính, bên trái chính là tháp chuông bảy tầng – tháp chuông cao nhất nhì Việt Nam, được xây dựng năm 1960.
Tháp chuông
Tháp chuông – điểm kiến trúc nổi bật ở chùa Xá Lợi với chiều cao 32m, là tháp chuông cao nhất tại Tp Hồ Chí Minh. Tháp được xây theo kiến trúc mái cong và sơn đỏ vàng – màu sắc đặc trưng của kiến trúc Phật Giáo. Tầng cao nhất trên tháp là cổ lầu, nơi đặt chuông đồng nặng tới 2 tấn, bên trong mỗi tầng thờ một vị Phật khác nhau.
Các pháp khí quý giá
Chùa Xá Lợi không chỉ nổi tiếng nhờ vẻ đẹp kiến trúc mới mẻ, nơi đây còn cất giữ nhiều pháp khí quý giá mang giá trị lịch sử lớn lao. Nổi bật phải kể đến:
- Quyển cổ kinh quý hiếm: Đây là di sản vô cùng trân quý có niên đại hơn 1000 năm, được viết bằng chữ Pali.
- Bức hoành phi do thái hậu Từ Hy viết: Bức hoành phi đề 4 chữ Hán tự “Đông thùy pháp vũ” – bút tích của vị thái hậu nổi tiếng bậc nhất Trung Hoa.
- Tháp bạc chứa ngọc Xá Lợi: Đây là món quà của vị pháp sư Diễn Bồi mang tặng chùa, có nguồn gốc từ Đài Loan.
- Tháp đồng mang thiết kế độc đáo của Ấn Độ: Món quà do Lãnh sự quán Ấn Độ đích thân trao tặng nhà chùa.
Lịch thuyết pháp và các hoạt động tu tập trong chùa
Chùa Xá Lợi thành phố Hồ Chí Minh đã được công nhận là di sản cấp thành phố. Cùng với những dấu ấn lịch sử quý giá, ngôi chùa trở thành nơi thường xuyên lui tới của hàng ngàn phật tử và khách tham quan. Đã có rất nhiều sự kiện được tổ chức tại nhà chùa, bao gồm các hoạt động thường xuyên và các sự kiện ngày lễ lớn của Phật Giáo.
Hoạt động thuyết pháp
Sau đây là các hoạt động thuyết pháp được tổ chức thường xuyên tại chùa Xá Lợi Quận 3 Sài Gòn. Mời quý phật tử và các du khách cùng tham khảo để nắm rõ lịch hoạt động của nhà chùa:
- Lịch thuyết pháp: Thuyết giảng về Phật pháp vào mỗi sáng Chủ nhật.
- Lớp giáo lý cho Phật tử tại gia: Tổ chức vào Chủ Nhật hàng tuần.
- Lớp thư pháp: Thường tổ chức vào các ngày thứ 2, thứ 3, Chủ nhật.
- Thư viện chùa: Mở cửa liên tục từ thứ Hai đến Chủ nhật, với hơn 3000 đầu sách về Phật pháp và nhiều tư liệu Phật học quý giá.
Các ngày lễ quan trọng trong năm
Chùa Phật Ngọc Xá Lợi là thánh tích Phật Giáo linh thiêng, rất nhiều người tới để dâng hương cầu nguyện. Đặc biệt vào những ngày lễ trọng đại, những dòng người đông đúc cùng đổ về chùa để đi chiêm bái. Các ngày lễ lớn tiêu biểu hàng năm như là lễ Phật Đản, Vu Lan, lễ tắm Phật, lễ Khánh đản Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,…
Đi tham quan chùa Xá lợi – du khách cần lưu ý những gì?
Là một địa điểm du lịch tâm linh, du khách đến chùa cần lưu ý hành vi, cư xử để phù hợp với đặc trưng nơi tham quan. Nhất là ở chùa Xá Lợi – nơi có nhiều tượng và bảo vật, pháp khí quý giá, bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Thắp hương vừa phải, tránh ảnh hưởng tới không khí trong chùa.
- Mặc trang phục kín đáo lịch sự, giữ gìn vệ sinh khuôn viên chùa sạch sẽ.
- Không nên đi guốc/dép lộc cộc tạo tiếng lớn, không nói chuyện lớn tiếng, nhất là khi ở trong Phật đường.
- Cần chú ý bảo quản đồ dùng cá nhân trong những ngày lễ đông khách.
- Không phải khu vực nào cũng được chụp ảnh, hãy đọc kỹ các thông báo ở từng điểm tham quan để nắm rõ quy định.
Hướng dẫn đến chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi Quận 3 nằm ở ngay tuyến đường Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Chí Minh. Đường đến chùa Xá Lợi khá dễ tìm, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng đều được.
Đi xe máy – ô tô đến chùa Xá Lợi
Sau đây là hướng dẫn di chuyển đến chùa Phật Ngọc Xá Lợi từ trung tâm thành phố hoặc qua các tuyền đường lớn phổ biến. Các bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân có thể đi theo các lộ trình này:
- Nếu đi từ trung tâm thành phố: Bạn đi theo đường Lê Thánh Tôn, sau đó rẽ phải vào đường CMT8. Bạn tiếp tục rẽ phải ra Điện Biên Phủ, rồi đi thẳng tuyến đường Bà Huyện Thanh Quan thêm 100m là tới chùa.
- Nếu qua Cộng Hòa và Hoàng Sa: Bạn đi theo đường Trường Chinh và Cộng hòa đến Út Tịch ở Phường 4. Sau đó, bạn rẽ trái tại Lotteria Hoàng Sa, rồi đi thẳng đến đường Bà Huyện Thanh Quan là đến chùa.
- Nếu qua Trường Chinh và Hoàng Sa: Bạn đi theo đường Trường Chinh và Hoàng Sa đến Rạch Bùng Binh ở Phường 9, đi tiếp đến đường Bà Huyện Thanh Quan là đến nơi.
Đi xe buýt đến chùa Xá Lợi ở Quận 3
Khá nhiều tuyến xe buýt có trạm dừng gần chùa Xá Lợi Phật Tổ Quận 3. Các bạn có thể tham khảo một số tuyến buýt sau đây để tìm tuyến xe phù hợp:
- Xe buýt số 150, 30, 54 xuống trạm dừng Bệnh viện mắt Tp HCM (sau khi xuống trạm, đi bộ thêm 4 phút để đến chùa):
- Số 150: Bến xe Chợ Lớn đi Ngã 3 Tân Vạn.
- Số 30: Chợ Tân Hương đến Đại học Quốc Tế.
- Số 54: Bến xe Miền Đông đi Chợ nông sản Thủ Đức.
- Xe buýt số 10, 69 xuống trạm dừng đường Cách Mạng Tháng 8 (sau khi xuống trạm, đi bộ thêm 6 – 8 phút để đến chùa):
- Số 10: Đại học Quốc Gia đi Bến xe Miền Tây.
- Số 65: Công viên 23/9 đi Bến xe Tân Phú.
Đặt xe công nghệ đến chùa Xá Lợi
Dù có khá nhiều tuyến buýt đi đến chùa Xá Lợi ở Quận 3 nhưng đường đi lại khá lòng vòng, mất thời gian. Nếu bạn muốn nhanh chóng và thoải mái hơn trong quá trình di chuyển, hãy đặt xe công nghệ qua ứng dụng của Xanh SM. Tại sao ư?
- Xanh SM là dịch vụ đặt xe qua app chất lượng cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng.
- Xe của Xanh SM là xe chạy điện, siêu êm ái, không gây tiếng ồn động cơ, không hơi xăng dầu và đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường.
- Dịch vụ đặt xe nhanh chóng nhờ ứng dụng có thuật toán thông minh, tối ưu thời gian tài xế đón khách lẫn quãng đường tới điểm đến.
- Các phương tiện được trang bị công nghệ hiện đại mang lại sự thoải mái cho người ngồi trên xe.
- Ứng dụng Xanh SM có giao diện thân thiện với người dùng, dễ dàng thao tác.
- Đặc biệt, hãng có rất nhiều chương trình ưu đãi giảm giá cho khách hàng giúp tiết kiệm phí đặt xe.
Bạn đã sử dụng SM chưa? Nếu chưa, hãy cài đặt ứng dụng Xanh SM trên App Store hoặc trên CH Play để nhận ngay voucher hấp dẫn cho khách hàng mới nhé!
Tổng hợp hình ảnh về chùa Xá Lợi
Chùa Phật Ngọc Xá Lợi là công trình Phật Giáo đồ sộ và tuyệt đẹp với kiến trúc vừa hiện đại vừa mang đậm văn hóa Việt Nam. Sau đây là một số hình ảnh chùa Xá Lợi ngày nay do Xanh SM tổng hợp. Qua đó, các bạn có thể hình dung chi tiết hơn về ngôi chùa lớn nhất nhì Sài Thành ngày nay.
Trên đây là toàn bộ thông tin về điểm đến tâm linh chùa Xá Lợi. Mong rằng bài viết thực sự hữu ích cho các bạn trong hành trình du lịch sắp tới. Chúc các bạn có một chuyến đi ý nghĩa và thật nhiều kỷ niệm đẹp!
Các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khác tại Sài Gòn: