Chùa Pháp Bửu là một ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng đối với các tín đồ Phật giáo tại Hóc Môn cũng như tại TP.HCM. Hãy cùng khám phá tất tần tật về lịch sử, kiến trúc và các hoạt động tâm linh nổi bật tại Chùa Pháp Bửu qua bài viết sau đây!
Giới thiệu về Chùa Pháp Bửu TP.HCM
Để hiểu hơn về lịch sử Chùa Pháp Bửu cũng như những thông tin khác về chùa, hãy cùng điểm nhanh qua một số chi tiết sau:
Sơ lược về Chùa Pháp Bửu
Thông tin tham quan: – Địa chỉ Chùa Pháp Bửu: Số 1/4 đường Bùi Công Trừng, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM – Giờ mở cửa Chùa Pháp Bửu: Tất cả các ngày trong tuần – Vé vào cổng: Miễn phí – Đường đi đến chùa Pháp Bửu: Chỉ đường – Website: https://chuaphapbuu.com/ |
Chùa Pháp Bửu nằm ở ngoại thành TP.HCM nhưng vẫn thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các Phật tử. Lý do là vì sự linh thiêng và kiến trúc Phật giáo hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa Á Đông của nơi đây.
Lịch sử Chùa Pháp Bửu
Chùa Pháp Bửu được Cố Hòa Thượng Thích An Hòa, thế danh Lê Văn Đáng thành lập vào năm 1971 trên phần đất của gia đình Phật tử Lê Thị Kiếp hiến cúng dường.
Ban đầu, đây chỉ là ngôi chùa nhỏ với diện tích 3.000m2. Đến năm 2001, trụ trì Chùa Pháp Bửu là Thích Thiện Hạnh đã mua thêm 8.000m2 đất để mở rộng chùa và tiến hành trùng tu. Công trình trùng tu được hoàn thành vào năm 2009.
Hiện tại, Chùa Pháp Bửu TP.HCM có diện tích tổng cộng 11.000m2. Và trong suốt 53 năm qua, chùa đã thu nhận rất nhiều đệ tử, hóa độ được hơn 50 tăng ni xuất gia và hàng ngàn Phật tử quy y tam bảo.
Kiến trúc và nghệ thuật của Chùa Pháp Bửu
Chùa Pháp Bửu TP. HCM nổi tiếng với đường nét kiến trúc và nghệ thuật vô cùng đặc biệt, khó có thể nhầm lẫn với những ngôi chùa khác. Cụ thể:
Kiến trúc Phật giáo hiện đại
Chùa Pháp Bửu Hóc Môn được thiết kế theo lối kiến trúc mang đậm nét văn hoá truyền thống dân tộc nhưng vẫn rất hiện đại với không gian rộng lớn. Chùa có sức chứa trên 500 phật tử, đáp ứng được nhiều hoạt động Phật giáo phong phú.
Khi bước vào cổng chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao hàng chục mét đứng trước núi nhân tạo Linh Sơn Phật Cảnh. Trong ngọn núi có 4 tầng:
- Tầng 1 thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu
- Tầng 2 thờ Diêu Trì Kim Mẫu
- Tầng 3 thờ Phật Thích Ca
- Tầng 4 thờ Ngọc Hoàng
Phần chánh điện của Chùa Pháp Bửu Hóc Môn có 1 trệt và 1 tầng trên: tầng trệt là giảng đường, tầng trên là chánh điện. Khu chánh điện được đặt vào nhiều tượng Phật lớn như Phật Di Lặc, tượng Tam Thánh Phật, tượng Phật A Di Đà,… tất cả đều được chạm khắc rất tỉ mỉ, tinh xảo.
Hoa văn độc đáo tại Chùa Pháp Bửu
Du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng những đường nét nghệ thuật tinh tế của Chùa Pháp Bửu tại tầng trên của tòa chánh điện. Màu sắc chủ đạo của nơi này là màu xanh ngọc nên sẽ mang đến cảm giác thanh tịnh, bình yên.
Đặc biệt, trên trần chánh điện được trang trí bằng tranh vẽ mô tả cuộc đời của Đức Phật từ lúc được sinh ra, lúc thành đạo, cho đến lúc nhập niết bàn. Đây là điểm nhấn nổi bật khiến nơi đây được mệnh danh là một trong những ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất vô nhị tại Hóc Môn.
Các hoạt động nổi bật tại Chùa Pháp Bửu
Chùa Pháp Bửu hiện đang có nhiều hoạt động, sự kiện tâm linh dành riêng cho các du khách quan tâm đến Phật giáo. Những hoạt động này được diễn ra đều đặn theo tuần, theo tháng hoặc theo năm.
Khóa tu tại Chùa Pháp Bửu TP.HCM
Chùa Pháp Bửu có tổ chức khóa tu không? Câu trả lời là có. Hiện tại, Chùa Pháp Bửu thường xuyên tổ chức nhiều khóa tu hàng tuần và hàng tháng.
- Khoá tu “Giờ Phút An Lạc” diễn ra lúc 13h00 -17h00 chủ nhật tuần thứ 2 và tuần thứ 4 mỗi tháng âm lịch.
- Khoá tu “Bát Quan Trai Giới” diễn ra từ 06h30 sáng chủ nhật đến 05h00 sáng thứ hai vào Chủ nhật tuần thứ 3 mỗi tháng âm lịch.
- Khóa tu “Niệm Phật Một Ngày” diễn ra mỗi tháng 1 ngày: Từ 06h30 đến 16h30 vào Chủ nhật tuần đầu tiên của mỗi tháng âm lịch.
Nếu bạn quan tâm đến các khóa tu tại Chùa Pháp Bửu, hãy đến trực tiếp chùa và đăng ký với các tăng ni của chùa.
Lớp giáo lý Phật giáo cho trẻ em
Chùa Pháp Bửu là một trong những ngôi chùa tại quận Hóc Môn có tổ chức các lớp học giáo lý Phật giáo cho trẻ em vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Hoạt động này nhằm giáo dục các em sống hướng thiện, tin vào Phật pháp để làm những điều hay lẽ phải từ khi còn nhỏ.
Hoạt động từ thiện tại Chùa Pháp Bửu Hóc Môn
Hằng năm, Chùa Pháp Bửu TP.HCM luôn tổ chức nhiều buổi từ thiện cho đồng bào gặp thiên tai bão lũ, đồng bào nghèo tại địa phương và tại các vùng xa xôi hẻo lánh, còn nhiều khó khăn.
Đây là một hoạt động có ý nghĩa nhân đạo to lớn, thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách và quan điểm “cho đi để nhận lại” của Đạo Phật.
Hoạt động vào những ngày lễ lớn của Đạo Phật
Vào các rằm lớn trong năm (rằm tháng giêng, tháng tư, tháng bảy âm lịch,…) hoặc vào các ngày lễ lớn (lễ Vía Bồ Tát Quan Thế Âm, lễ Vía Phật A Di Đà,…) chùa sẽ tổ chức chương trình buffet chay, văn nghệ, thả hoa đăng,… Đây là hoạt động thu hút được nhiều tín đồ Phật tử ở khắp mọi nơi.
Hướng dẫn đến Chùa Pháp Bửu
Địa chỉ chùa Pháp Bửu ở đâu? Đi bằng phương tiện gì đến Chùa Pháp Bửu là thuận tiện nhất? Chùa nằm cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 18km và có rất nhiều cách để di chuyển:
- Di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân: Du khách có thể lựa chọn tuyến đường dọc theo đường Lê Văn Khương. Khi đến nơi, bạn có thể để xe của mình ngay trong sân chùa, không mất phí gửi xe.
- Di chuyển bằng xe bus: Lựa chọn này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí hơn, do mỗi lượt đi chỉ 3.000đ – 7.000đ/người. Bạn có thể đón xe 58 và xuống tại trạm dừng Trịnh Thị Dối, cách chùa 150m. Hoặc đón xe 78 và xuống tại trạm dừng Ngã tư Đông Thạnh, cách chùa 282m.
- Đặt Xanh SM: Đây là cách di chuyển đến Chùa Pháp Bửu vừa an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Hiện Xanh SM cũng cung cấp rất nhiều dịch vụ như xe taxi, xe máy,… phù hợp với nhu cầu của từng du khách.
Cách đặt xe Xanh SM vô cùng đơn giản như sau:
- Bước 1: Tải ứng dụng Xanh SM về điện thoại
- Đối với điện thoại Android: BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI
- Đối với điện thoại iOS: BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI
- Bước 2: Mở ứng dụng, chọn dịch vụ muốn sử dụng (xe máy, ô tô,..)
- Bước 3: Chọn điểm đón của bạn và điểm đến là Chùa Pháp Bửu.
- Bước 4: Nhập mã giảm giá (nếu có) để hưởng ưu đãi.
- Bước 5: Xác nhận đặt xe và bắt đầu trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao của Xanh SM
Ngoài ra, nếu việc tải và sử ứng dụng quá phức tạp, bạn cũng có thể liên hệ tổng đài của Xanh SM qua số điện thoại 1900 2088 để đặt xe một cách nhanh chóng.
(Lưu ý: tổng đài này phục vụ 24/7 và chỉ hỗ trợ đặt xe taxi).
Những lưu ý khác khi tham quan Chùa Pháp Bửu
Cửa Phật là một nơi trang nghiêm, thanh tịnh và thuần khiết. Chính vì vậy để tỏ lòng thành kính khi đến tham quan Chùa Pháp Bửu, du khách nên lưu ý:
- Giữ tâm tịnh, ý sáng: Người xưa có câu: “Phật tại tâm.” Hãy giữ cho bản thân một tâm hồn an lạc và hoan hỉ, không nên mang tâm cầu xin, đổi chác.
- Đi đứng nhẹ nhàng, cư xử lịch sự: Để thể hiện sự tôn trọng đối với nơi tôn nghiêm và giúp cho chuyến tham quan được trọn vẹn, du khách không nên gây ồn ào, không nói to tiếng, không đùa giỡn khi đến chùa.
- Mặc y phục trang nghiêm: Nếu bạn là Phật tử quy y Tam bảo thì nên chọn trang phục là áo tràng, áo dài. Nếu bạn là tín đồ Phật giáo bình thường thì cũng nên ăn mặc kín đáo để tỏ lòng cung kính với các bậc linh thiêng.
- Nên tìm hiểu trước về chùa: Bạn nên tìm hiểu trước về lịch sử và kiến trúc của chùa để chuyến tham quan thêm phần ý nghĩa.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích cho chuyến tham quan Chùa Pháp Bửu của bạn. Bên cạnh đó, để chuyến đi trở nên trọn vẹn hơn, bạn hãy lựa chọn xe điện Xanh SM để đồng hành cùng bạn trong mọi hành trình!