Nhà thờ Kỳ Đồng hay Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Thành phố Hồ Chí Minh là một công trình kiến trúc Công giáo tuyệt đẹp và đầy sức hút. Trong bài viết này, mời các bạn cùng Xanh SM khám phá vẻ đẹp tân – cổ đặc biệt của nhà thờ Kỳ Đồng và những lưu ý cho du khách khi đến tham quan nhé!
Giới thiệu tổng quan về nhà thờ Kỳ Đồng
Nhà thờ Kỳ Đồng là thánh đường nổi tiếng tại Sài Gòn, thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào cuối thập niên 40 của thế kỷ trước. Đây là công trình Công giáo lâu đời và là niềm tự hào của giáo xứ nói riêng và người dân toàn thành phố nói chung. Sau đây là là một số thông tin cơ bản dành cho khách tham quan và giáo dân muốn ghé thăm:
Sơ lược thông tin về nhà thờ Kỳ Đồng
Tên gọi nhà thờ Kỳ Đồng xuất phát từ tên gọi của con đường nơi nhà thờ tọa lạc (đường Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3), còn tên chính thức là nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Đây là công trình được xây dựng bằng tâm huyết, lòng kính trọng Thiên Chúa của các tín đồ, mục sư và sự quan tâm của cộng đồng. Mục đích xây dựng nhà thờ nhằm đón tiếp đông đảo khách hành hương đến thăm và tôn vinh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
- Tên gọi chính thức: Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
- Thời gian xây dựng: Khởi công năm 1949 và hoàn thành vào ngày 3 tháng 8 năm 1952.
- Người khởi công: Linh mục Bề trên Beliemare.
- Giáo xứ: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
- Địa chỉ: 38, Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Giờ lễ nhà thờ Kỳ Đồng
Nhà thờ Kỳ Đồng đến nay vẫn là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng Công giáo. Các buổi lễ cầu nguyện tại nhà thờ được diễn ra mỗi ngày trong tuần, sẽ có nhiều giờ lễ hơn vào các ngày cuối tuần. Nhà thờ Kỳ Đồng mấy giờ lễ? Sau đây là chi tiết các giờ lễ để anh chị em giáo dân và khách tham quan cùng nắm rõ:
- Ngày thường (3 lịch): 05h00’, 06h00’, 18h00’.
- Thứ bảy (5 lịch): 05h00’, 06h00’, 14h00’, 16h00’, 18h30’.
- Chủ nhật (8 lịch): 05h00’, 06h30’, 08h00’, 10h00’, 14h00’, 17h00’, 18h30’, 20h00’.
Ngoài các buổi lễ cầu nguyện, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm. Trong đó, hai sự kiện lớn nhất là Lễ hội Kỳ Đồng (tháng 2 âm lịch), Lễ Giáng sinh ( 23, 24, 25 tháng 12 dương lịch). Thánh đường những dịp này được trang hoàng vô cùng lộng lẫy, rất thích hợp cho khách du lịch tới tham quan.
Lịch sử hình thành và phát triển của nhà thờ Kỳ Đồng
Thánh đường bắt đầu hoạt động từ thời kỳ Pháp thuộc và đã trải qua khói lửa của hai cuộc chiến tranh xâm lược. Đến nay, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã trở thành công trình lâu đời và mang tính tôn vinh của kiến trúc Công giáo. Sau đây là chi tiết về lịch sử thành lập, quá trình xây dựng và những sự kiện quan trọng của nhà thờ:
Lịch sử hình thành nhà thờ Kỳ Đồng
Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế là tổ chức Công giáo được thành lập ở Ý vào năm 1910, người đứng đầu là Thánh Giuseppe Marello. Mục đích của tổ chức là truyền giáo và dạy huấn đạo đức cho các tín đồ. Sau này, Dòng đã mở rộng hoạt động đến nhiều đất nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 1925, các hoạt động truyền giáo diễn ra tại Miền Bắc nước ta. Đến năm 1933, khi hoạt động truyền giáo vào tới Sài Gòn thì ý tưởng xây dựng nhà thờ bắt đầu được triển khai. Năm 1949, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế chính thức được khởi công xây dựng và hoàn thành trong năm 1952.
Linh mục Bề trên Beliemare là người khởi công và khách thành nhà thờ. Chi phí xây dựng nhà thờ ban đầu khoảng 5 triệu đồng bạc Đông Dương. Đến năm 1963, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trở thành nhà thờ chính thức của Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Những sự kiện quan trọng
Trải qua hơn 7 thập kỷ hình thành và phát triển, nhà thờ Kỳ Đồng đã trở thành nơi đón tiếp đông đảo khách hành hương đến cầu nguyện và tôn vinh Thiên Chúa. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn nhỏ liên quan đến hoạt động Công giáo tại Việt Nam. Dưới đây là các buổi lễ lớn trong năm tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp:
- Tháng 1: Lễ Thánh Maria.
- Tháng 2: Lễ Nến, Lễ Tro.
- Tháng 3: Chương trình Tam Nhật Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh
- Tháng 4: Tuần bát nhật Phục sinh, Lễ Truyền tin.
- Tháng 5: Lễ thứ 5 tuần Thánh, Lễ Chúa Ba Ngôi.
- Tháng 6: Lễ Chúa thánh thần hiện xuống.
- Tháng 7: Lễ Chúa Hiển Dung, Lễ Rất Thánh Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời.
- Tháng 8: Lễ Rất Thánh Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời.
- Tháng 9: Lễ suy tôn Thánh Giá.
- Tháng 10: Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
- Tháng 11: Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam, Thánh lễ mừng kỷ niệm thành lập Dòng Chúa Cứu Thế.
- Tháng 12: Lễ Chúa Giáng Sinh.
Kiến trúc độc đáo của Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Khác với phong cách thuần cổ điển của các nhà thờ xây dựng vào thời kỳ thực dân, nhà thờ Kỳ Đồng mang vẻ đẹp tân – cổ kết hợp hiếm có. Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng khám phá vẻ đẹp Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp!
Đặc điểm kiến trúc và phong cách thiết kế
Với sự pha trộn giữa kiến trúc Châu Âu và nghệ thuật dân gian Việt Nam, nhà thờ Kỳ Đồng tạo nên một vẻ đẹp mới lạ, thu hút. Nơi đây dần trở thành một điểm đến quan trọng trong hành trình tìm hiểu về văn hóa và kiến trúc tôn giáo nước ta.
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một kỳ quan tôn giáo độc đáo của Việt Nam. Nhà thờ mang một vẻ đẹp rất đặc trưng bởi sự tinh tế, hiện đại. Thiết kế ngôi đền tập trung vào sự tối giản và hài hòa, nổi bật là những khối hình học tam giác hoặc vòm cửa tròn. Các bờ vách dựng lên trơn tru, không họa tiết cầu kỳ như lối xây dựng cũ.
Những chi tiết nổi bật
Nhà thờ có không gian rộng lớn, được chia làm 4 khu vực chính: Khuôn viên, khu vực tháp chuông, lối vào nhà Thánh và bên trong thánh đường. Ngay bây giờ, mời bạn cùng Xanh SM khám phá vẻ đẹp thiết kế nhà thờ Kỳ Đồng qua các điểm nhấn kiến trúc sau đây:
Khuôn viên nhà thờ
Khuôn viên quanh nhà thờ có rất nhiều cây xanh tỏa bóng mát, có hang đá, tạo nên không gian linh thiên và yên bình. Có rất nhiều đài hoa bên Tượng Đức Mẹ Lộ Đức để mọi người tới dâng kính và cầu nguyện. Trong khu vực khuôn viên cũng được bày trí các bức tượng Thánh, cây Thánh giá – biểu tượng đặc trưng của các công trình kiến trúc Công giáo.
Tháp chuông
Tháp chuông cao sừng sững bên cạnh cung thánh được xây dựng theo kiến trúc khối đa giác xếp tầng, thay vì khối vuông hay tròn phổ biến. Chiều cao của tháp chuông khoảng 50 mét khiến nhà thờ trở nên nổi bật khi nhìn từ xa.
Vào các dịp lễ lớn nhất là Giáng Sinh, tháp được trang hoàng rực rỡ với rất nhiều đèn vào sao sáng. Đây cũng là vị trí nhiều người yêu thích để chụp ảnh, lưu giữ những bức hình đẹp nhất về nhà thờ để làm kỷ niệm.
Lối vào nhà Thánh
Ngay từ lối vào, ở chính giữa trung tâm hai vòm cửa là tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – bổn mạng của nhà thờ Kỳ Đồng. Tượng Đức Mẹ được điêu khắc theo khuôn hình tròn tinh xảo, trên nền trắng của mái vòm. Xung quanh tượng là ba khối tam giác nhỏ đặt cân xứng, làm nổi bật phong khách thiết kế theo khối hình học.
Bên trong cung Thánh
Trong cung Thánh được bày trí đơn giản và trang nghiêm, tượng Chúa Giêsu chịu nạn đặt ở chính giữa. Bên trong thánh đường thoáng đãng vì không có những cột trụ nặng nề cản tầm nhìn. Không khí thoáng mát nhờ những ô cửa sổ cao lớn, đón ánh nắng ngập tràn vào ban ngày.
Nội thất cũng là điểm nhấn đặc biệt tạo nên vẻ đẹp thanh thoát trong nhà thánh. Trắng, vàng, xanh là ba tông màu chủ đạo được sử dụng để trang trí nhà thờ. Sự kết hợp màu sắc khéo léo, cách bài trí hợp lý và tối ưu không gian khiến ngôi đền vừa trang nhã, tinh tế vừa mang vẻ đẹp đầy linh thiêng.
Hướng dẫn di chuyển đến nhà Thờ Kỳ Đồng Quận 3
Là công trình khá đồ sộ và nổi tiếng tại Quận 3, không khó để bạn tìm đường đi đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sau đây là một số hướng dẫn hữu ích cho hành trình di chuyển đến nhà thờ:
Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển
Nhà thờ Kỳ Đồng toạc lại tại số 38, Đường Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Gần đây có khá nhiều trạm dừng xe bus, sau khi xuống trạm, bạn cần đi bộ quãng đường ngắn để đến cổng nhà thờ. Để đến tận nơi, bạn nên di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc đặt xe ôm/taxi công nghệ.
Di chuyển bằng xe bus
Có rất nhiều tuyến bus đi qua trạm gần nhà thờ Kỳ Đồng. Xanh SM gợi ý cho bạn các xe qua trạm gần nhà thờ nhất là: 07, 10, 28, 30, 65. Sau đây là hướng dẫn:
- Tuyến 07 Bến xe bus Chợ Lớn – Gò Vấp: Xuống trạm dừng Vòng Xoay dân chủ, đi bộ thêm 3 phút là đến cổng nhà thờ.
- Tuyến 28 Bến xe bus Sài Gòn – Chợ Xuân Thới Thượng: Xuống trạm dừng Bệnh viện tai mũi họng, đi bộ thêm 5 phút là đến cổng nhà thờ.
- Tuyến 10 Đại học Quốc gia – Bến xe Miền Tây: Xuống trạm Trần Quốc Thảo, , đi bộ thêm 8 phút là đến cổng nhà thờ.
- Tuyến 30 Chợ Tân Hương – Đại học Quốc gia: Xuống trạm Trần Quốc Thảo, đi bộ thêm 8 phút là đến cổng nhà thờ.
- Tuyến 91 Bến xe Miền Tây – Chợ nông sản Thủ Đức: Xuống trạm Trần Quốc Thảo, đi bộ thêm 8 phút là đến cổng nhà thờ.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Đường Kỳ Đồng là tuyến đường lớn và khá dễ tìm, du khách hoàn toàn có thể di chuyển vào nhà thờ bằng ô tô hoặc xe máy cá nhân. Bạn có thể tra Google Maps tìm tuyến đường phù hợp và nhanh nhất để đến số 38 Kỳ Đồng. Hãy chú ý đỗ xe theo đúng quy định để tránh ảnh hưởng đến khu vực tham quan nhé!
Sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ
Đi xe công nghệ đang là xu hướng di chuyển hiện tại, tiết kiệm và an toàn. Trong đó, app đặt xe của Xanh SM đang nhận được rất nhiều đánh giá tích cực của khách hàng vì:
- App dễ sử dụng: App thân thiện với người dùng, thao tác đặt xe đơn giản – nhanh chóng, giá cả rõ ràng.
- Di chuyển nhanh chóng: Ứng dụng thông minh, tính toán đường đi tối ưu nhất giúp khách hàng tiết kiệm thời gian di chuyển.
- Tài xế tay nghề cao, thân thiện: Mỗi tài xế của Xanh SM đều là những người vững tay lái, có nhiều năm trong nghề, được đào tạo bài bản về thái độ ứng xử với khách.
- Đa dạng dịch vụ: Ứng dụng Xanh SM có nhiều gói dịch vụ cho khách hàng lựa chọn như Xanh SM Bike, Xanh SM Taxi và Xanh SM Luxyry.
- Bảo vệ môi trường: Tất cả phương tiện đón khách của Xanh SM là xe điện, không gây ô nhiễm môi trường, góp phần giữ gìn “Trái Đất Xanh”.
- Nhiều voucher giảm giá: Ứng dụng thường xuyên cập nhật các chương trình ưu đãi, có nhiều voucher giảm giá “cực sâu” giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khi di chuyển.
Tải ứng dụng Xanh SM trên Appstore hoặc trên CH Play ngay để nhận voucher cho khách hàng mới nhé!
Giờ mở cửa
Nhà thờ mở cửa đón giáo dân và khách tham quan từ thứ 2 đến Chủ Nhật hàng tuần. Giờ mở cửa tương ứng với thời gian tổ chức lễ trong ngày. Các bạn muốn đi lễ, hãy tham khảo lịch Giờ lễ tại nhà thờ Kỳ Đồng mà Xanh SM đã nêu tại đầu bài viết để nắm rõ hơn. Đối với du khách, các bạn có thể cùng tham gia lễ cầu nguyện hoặc chỉ đơn giản là tham quan nhà thờ vào thời gian mở cửa.
Một số lưu ý khi tham quan
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là thánh đường Công giáo, nơi diễn ra nhiều nghi lễ trang trọng. Vì vậy, khách du lịch cần lưu ý để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của giáo xứ. Sau đây là một vài kinh nghiệm khi đi du lịch nhà thờ Kỳ Đồng, sẽ có ích cho bạn:
- Lên kế hoạch lịch trình: Bạn nên nắm rõ các khung giờ lễ hoặc sự kiện tại nhà thờ để lựa chọn thời điểm có mặt thích hợp. Nên dự trù cả thời gian phát sinh sự cố để tránh làm lỡ giờ lễ quan trọng.
- Trang phục lịch sự: Thánh đường là nơi thờ phụng và cầu nguyện. Bạn cần ăn mặc gọn gàng, tươm tất và không hở hang khi đến thăm. Nếu không kịp chuẩn bị, bạn có thể mua trang phục truyền thống tại quầy bán hàng ngoài nhà thờ.
- Tìm hiểu kiến trúc và văn hóa nhà thờ Kỳ Đồng: Hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về giáo đường, bạn sẽ hiểu hơn vẻ đẹp và ý nghĩa nhà thờ. Đây cũng là cách thể hiện sự tôn trọng, tôn vinh văn hóa tôn giáo của du khách với giáo xứ.
- Giữ trật tự: Khi đang diễn ra lễ cầu nguyện, bạn cần giữ trật tự cho thánh đường. Du khách không nên nói chuyện to tiếng, chỉ trỏ bàn tán hay chạy nhảy gây mất trật tự.
Tổng hợp hình ảnh nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế
Nhà thờ Kỳ Đồng là một công trình kiến trúc Công giáo đồ sộ, nguy nga tại Sài Gòn. Không chỉ nổi bật bởi kiến trúc Gothic cổ điển kết hợp hiện đại, nhà thờ còn nổi tiếng là công trình vững trãi, bền bỉ với thời gian. Mời mọi người cùng chiêm ngưỡng thêm về vẻ đẹp của nhà Thánh qua những hình ảnh dưới đây:
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một kỳ quan độc đáo, biểu tượng kiến trúc pha trộn giữa Âu và Á. Trải qua thời gian dài xây dựng và phát triển, công trình vẫn vững chãi nguy nga, là niềm tự hào của Sài Gòn hoa lệ. Nếu có dịp, mời các bạn ghé thăm nhà thờ Kỳ Đồng và hãy chia sẻ lại cùng Xanh SM về trải nghiệm tham quan sau chuyến đi ngay dưới phần bình luận nhé!